Chuyên gia Nga chỉ ra lỗ hổng của hệ thống Vòm Sắt Israel
Phong trào Hamas đã tấn công nhằm vào Israel từ ngày 7/10 đi kèm với một loạt vụ phóng tên lửa. Trong số đó, nhiều tên lửa đã chọc thủng được hệ thống phòng thủ của Israel.
Chuyên gia Anh chứng minh UAV không phải tương lai chiến tranh / Nga nhận lô cường kích - ném bom Su-34 mới
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Cột tin quảng cáo
Theo một chuyên gia Nga, điều đó dường như cho thấy hệ thống phòng không Vòm Sắt tiên tiến của Israel đã không thể vô hiệu hóa hoàn toàn vụ tấn công tên lửa.
Hãng Sputnik (Nga) dẫn lời nhà sử học quân sự kiêm Giám đốc Bảo tàng Lực lượng Phòng không Nga Yury Knutov nhận định rằng mặc dù Vòm Sắt (Iron Dome) là hệ thống phòng không rất hiện đại và tinh vi nhưng nó cũng mang những nhược điểm kẻ thù có thể khai thác.
Đầu tiên, ông Knutov chỉ ra rằng một khẩu đội Vòm Sắt có thể bảo vệ khu vực tương đối nhỏ, khoảng 150 km2. Thứ hai, Vòm Sắt cực kỳ hiệu quả khi đối phó với một số lượng nhỏ các mục tiêu đang lao tới, tất cả đều từ cùng một hướng. “Trong trường hợp tấn công dữ dội hơn, liên quan đến ít nhất khoảng 100 quả tên lửa, Vòm Sắt thường không thực hiện được nhiệm vụ của mình và tên lửa ‘qua mặt’ nó rồi tấn công các mục tiêu đã định”, ông Knutov lý giải.
Nhà sử học này cũng quan sát thấy rằng lực lượng Hamas đã cố tình phóng loạt tên lửa từ các hướng khác nhau, dường như là để áp đảo hệ thống phòng thủ Vòm Sắt của Israel.
“Vòm Sắt không thể đối phó với loạt tên lửa thứ hai được bắn sau loạt tên lửa đầu tiên gần một phút. Và do đó, tên lửa từ loạt thứ hai, thứ ba và thứ tư sẽ tiếp cận mục tiêu của chúng mà không bị cản trở”, ông nói.
Theo ông Knutov, chiến thuật này về cơ bản tận dụng “sự kém hiệu quả” của Vòm Sắt. Hơn nữa, một tên lửa đánh chặn Vòm Sắt có giá tối thiểu 20.000 USD trong khi tên lửa của lực lượng Hamas chỉ có giá khoảng 2.000 - 3.000 USD mỗi chiếc.
Tuy nhiên, ông Knutov đã khen ngợi năng lực của đơn vị radar thuộc Vòm Sắt và tên lửa đánh chặn mà hệ thống phòng không này sử dụng. Ông mô tả hai hệ thống này đều khá “thú vị”. Ông cũng đề cập rằng Vòm Sắt có thể xác định liệu một tên lửa đang bay tới có gây ra mối đe dọa cho khu vực đông dân cư hoặc cơ sở quân sự hay không và tránh lãng phí hỏa lực vào một tên lửa có thể rơi ở khu vực hoang vắng.
Vòm Sắt là hệ thống phòng không do Israel sản xuất, được thiết kế để đánh chặn và tiêu diệt tên lửa đạn đạo và đạn pháo bắn từ khoảng cách 4 đến 70 km. Nhà thầu quốc phòng Rafael Advanced Defense Systems của Israel phát triển Vòm Sắt từ cuối những năm 2000. Đến năm 2011, Vòm Sắt được triển khai lần đầu tiên và kể từ đó được Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tích cực sử dụng để chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa.
Một khẩu đội Vòm Sắt thường bao gồm một số đơn vị phóng (trọng tải của mỗi đơn vị là 20 tên lửa đánh chặn), một đơn vị radar và một đơn vị điều khiển. Một trong những tính năng khác biệt của Vòm Sắt là đánh giá các mối đe dọa sắp tới và bỏ qua các tên lửa dự kiến hạ cánh ở những khu vực trống.
Đại sứ Israel tại Mỹ Michael Herzog ngày 8/10 chia sẻ với kênh CNN rằng lực lượng Hamas đã bắn hơn 4.000 quả rocket vào Israel. Đại sứ Herzog nêu rõ: “Hôm qua (7/10) Hamas đã phát động một cuộc chiến tranh vô cớ chống lại nhà nước Israel, cho đến nay đã bắn hơn 4.000 quả tên lửa, nhiều hơn số lượng họ đã bắn trong 10 ngày của đợt xung đột hai năm trước”.
Giao tranh ở Gaza diễn ra ác liệt sau khi các thành viên Hamas xâm nhập vào lãnh thổ Israel và tiến hành cuộc tấn công bất ngờ chưa từng có hôm 7/10. Các quan chức cho biết đã có hơn 700 người thiệt mạng ở Israel. Israel tấn công trả đũa vào Gaza qua không kích và chính thức tuyên chiến với Hamas vào 8/10. Theo cơ quan y tế Gaza, hơn 400 người Palestine đã thiệt mạng và việc chăm sóc y tế trở nên phức tạp do Israel cắt điện của khu vực này.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã dự đoán về một "cuộc chiến lâu dài và khó khăn”. Ngày 8/10, Israel chính thức thông báo nước này “đang trong tình trạng chiến tranh”, đồng thời tuyên bố sẽ thực hiện nhiều hoạt động quân sự tại Gaza trong những ngày tới. Cùng ngày, một số quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã chỉ trích cuộc tấn công quy mô lớn của phong trào Hamas nhằm vào Israel.