Nga để mắt đến tên lửa Fateh-110 của Iran
Mỹ đối mặt nguy cơ lạm phát đình trệ vào năm 2024 / Cải tiến đặc biệt trên UAV cảm tử Shahed-136
Thông tin này được tiết lộ bởi Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại thủ đô Washington (Mỹ) hôm 4/10.
Nguồn tin cũng lưu ý rằng, các quan chức quân sự cấp cao của Nga và Iran vào tháng 8 và tháng 9 đã xem xét các thiết bị quân sự tiên tiến của Iran, đồng thời, việc ký kết thỏa thuận bán máy bay không người lái và tên lửa có thể diễn ra trong vài tuần tới.
Hiện, giới chức quân sự Nga vẫn chưa bình luận về các thông tin trên.
Tên lửa Fateh-110
Fateh-110 là tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn của Iran, được phát triển từ những năm 1997 và được đưa vào biên chế trong quân đội quốc gia Hồi giáo từ năm 2002.
Fateh-110 có chiều dài 8,86 m; đường kính 0,61 m; trọng lượng khoảng 3,5 tấn với trọng lượng đầu đạn lên đến 500 kg. Tên lửa được thiết kế 3 cánh tam giác ở phía trước và 4 cánh ở phía sau để giữ ổn định.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Fateh-110 có thể mang theo đầu đạn nổ, hóa học và thậm chí đầu đạn hạt nhân. Mỗi quả đạn được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, định vị vệ tinh GPS và đầu dò quang - điện tử, cho phép đánh trúng mục tiêu trong bán kính 10 m.
Là tên lửa đất đối đất một tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, Fateh-110 có tầm bắn khoảng 300 km - 500 km và tốc độ 3.700 km/h. Điều này khiến chúng được đặt ngang hàng với hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội (ATACMS) của quân đội Mỹ hay tên lửa hành trình tầm xa Taurus do Đức sản xuất.
Tên lửa có thể gắn trên một số khung gầm 6x6 như Zelzal và Nazeat, hệ thống giống S-75 Dvina. Gần đây, Fateh-110 sử dụng loại xe chở đạn kiêm bệ phóng TEL, trong đó biến thể mới nhất có thể chở hai quả đạn trên một xe.
Ngoài Fateh-110, Iran còn phát triển Zolfaghar, trong tiếng Iran có nghĩa “lưỡi gươm sắc bén” là dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn sử dụng nhiên liệu rắn. Đây là biến thể của dòng Fateh được Iran công bố năm 2016. Tên lửa này có tầm bắn 700 km với độ chính xác 50-70 m so với mục tiêu dự kiến.
Giới quan sát nhận định rằng, đối với Nga, việc mua thêm các tên lửa tương đối rẻ tiền như Fateh-110 không chỉ tăng cường khả năng quân sự mà còn có thể mang lại giải pháp thay thế hiệu quả và tiết kiệm ngân sách hơn so với các tên lửa hành trình sản xuất trong nước như Kalibr hay Kh-101 và Kh-555 có giá lên tới 1,7 triệu USD mỗi tên lửa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo