Quốc tế

CIA ra báo cáo chỉ rõ điểm mạnh và điểm yếu của S-500 Prometey

DNVN - Thông tin Nga bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-500 Prometey đã thu hút sự quan tâm sâu sắc từ giới quân sự Mỹ, họ đã có nhiều ý kiến trái chiều về tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí này.

Điều ít biết về K-429, tàu ngầm xấu số nhất của Hải quân Liên Xô / Ký ức kinh hoàng của các nhân chứng trận chiến máu lửa Stalingrad

Báo cáo của Cục tình báo trung ương Mỹ CIA cho rằng S-500 của Nga là một hệ thống phòng không tầm xa độc nhất vô nhị trên thế giới khi có khả năng bắn hạ cả tên lửa đạn đạo lẫn tên lửa hành trình và máy bay.

S-500 được thiết kế có tầm bắn tối đa lên tới 600 km, nó vượt trội con số 400 km của S-400 và lại càng vượt xa hơn nữa khi đặt cạnh Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối - THAAD với tầm bắn 200 km.

Nga gầy đây đã bắn thử thành công tên lửa đánh chặn của S-500, tiêu diệt mục tiêu bay từ cự ly 480 km, cho thấy nó đang từng bước tiếp cận tính năng thiết kế.

Mô hình xe mang phóng tự hành của tổ hợp tên lửa phòng không S-500. Ảnh: TASS.

Mô hình xe mang phóng tự hành của tổ hợp tên lửa phòng không S-500. Ảnh: TASS.

Báo cáo của CIA nêu rõ, trong trường hợp Nga triển khai S-500 tới vùng lãnh thổ Kaliningrad, nó có thể chặn các mục tiêu thù địch trên khắp Ba Lan và phần lớn Đức, kể cả Berlin.

Còn nếu triển khai tới vùng Viễn Đông, S-500 có thể tác động nghiêm trọng tới các hoạt động quân sự của Mỹ từ các căn cứ ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Người đứng đầu Không quân Mỹ Heather Wilson cho rằng S-500 sẽ khiến cho các máy bay trinh sát điện tử E-8, máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không E-3 hay máy bay ném bom chiến lược B-52 và B-1 bị tiêu diệt nhanh chóng.

Thậm chí CIA còn khẳng định rằng nếu S-500 được triển khai thì các hoạt động của Không quân Mỹ trên toàn thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hệ thống phòng không “quá đáng sợ” của Nga.

 

Xe radar cảnh giới của tổ hợp tên lửa phòng không S-500. Ảnh: Defence Blog.

Xe radar cảnh giới của tổ hợp tên lửa phòng không S-500. Ảnh: Defence Blog.

Tuy nhiên sau báo cáo trên, một người đến từ chính CIA, ông Mike Coffman - chuyên gia phân tích quân sự về các lực lượng vũ trang Nga đã cho rằng mặc dù rất tiên tiến nhưng thực chất S-500 còn tồn tại khá nhiều điểm yếu.

Đầu tiên là việc kết nối S-500 với các tổ hợp phòng không đời cũ hơn nhằm tạo ra một mạng lưới hợp nhất có vẻ vẫn còn khó khăn với người Nga vì S-500 đang "ôm" quá nhiều nhiệm vụ, dẫn đến xu thế tác chiến độc lập.

 

Vị chuyên gia CIA cho rằng S-500 thừa khả năng bắn hạ các máy bay thế hệ 4 nhưng có thể bị các chiến đấu cơ tàng hình như F-22 Raptor, F-35 Lightning II hay chiếc B-2 Spirit qua mặt dễ dàng.

Mặc dù các đài radar cảnh giới tần số cao của S-500 có khả năng phát hiện ra máy bay tàng hình từ xa nhưng lại không đủ độ nhạy để dẫn bắn chính xác cho tên lửa đánh chặn.

Điều này thậm chí còn tồi tệ hơn nếu chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ thực hiện chiến thuật xâm nhập ở độ cao thấp, khi S-500 có thể bắn tên lửa lên thì đã là quá muộn.

Ngoài những ý kiến của vị chuyên gia CIA trên, S-500 còn bị Mỹ nhận xét là vẫn áp dụng phương thức đánh chặn lạc hậu đó là phải mang theo đầu đạn rất lớn, khiến cho kích thước tổ hợp vô cùng cồng kềnh và khó ngụy trang.

Cuối cùng, tương tự S-300/400, S-500 Prometey bị nhận xét không đối phó hiệu quả được đối với mục tiêu tầm thấp như tên lửa hành trình, đây chính là điểm yếu chí tử của nó khi Mỹ gần đây luôn thực hiện đòn tấn công theo "phong cách" trên.

 

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm