Quốc tế

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ

Boeing đã giúp quân đội Mỹ tạo ra một cỗ máy vận chuyển siêu hạng cho phép thực hiện các nhiệm vụ tiếp tế trên toàn thế giới.

Lực lượng vũ trang Nga đã tiếp nhận thêm 2.000 đơn vị vũ khí hiện đại / UAV Orion của Nga phóng thử vũ khí mới nhằm vào các mục tiêu trên không

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 1.

Kể từ lần đầu tiên được giao cho Lực lượng Không quân Mỹ tại Căn cứ Liên hợp Charleston vào năm 1993, máy bay quân sự hàng đầu của Boeing C-17 Globemaster III đã phục vụ quân đội nước này qua hai cuộc chiến tranh và hỗ trợ trong vô số các cuộc xung đột và nhiệm vụ trên khắp thế giới.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 2.

Bộ Tư lệnh Cơ động Hàng không Mỹ chủ yếu vận hành một phi đội bao gồm hơn 200 máy bay C-17, đã được chuyển giao trong ba thập kỷ qua. Những chiếc máy bay này hoạt động như một máy bay chở hàng, vận chuyển quân và thậm chí là một bệnh viện bay.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 3.

Vậy có gì bên trong một trong những chiếc máy bay khổng lồ và nổi tiếng nhất của lịch sử không quân Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ qua này?

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 4.

C-17 có chiều dài 53 mét, cao 16,7 mét, với một vẻ ngoài không thể nhầm lẫn.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 5.

Bốn động cơ Pratt & Whitney F117-PW-100 cung cấp năng lượng cho chiếc máy bay với lực đẩy lên tới 40.440 pound.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 6.

Động cơ này mạnh đến mức chúng được sử dụng để làm chậm máy bay trong các cuộc thử nghiệm chiến thuật, điều mà một máy bay thương mại thường không bao giờ mơ tới.

 

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 7.

Tất cả hàng hóa được đưa lên qua cửa chở hàng phía sau của C-17, được trang bị một đường dốc để dễ dàng chất và dỡ hàng.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 8.

Máy bay trực thăng, phương tiện và thậm chí cả xe tăng nặng nhất thế giới M1 Abrams 69 tấn cũng có thể được vận chuyển bởi C-17, nhờ trọng tải tối đa lên tới hơn 77 tấn của nó.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 9.

Khoang hàng hóa kéo dài 26 mét, rộng 5,5 mét và cao 3,75 mét, đủ chỗ cho 102 binh sĩ, 36 nhân viên y tế và 54 bệnh nhân cứu thương.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 10.

Không giống như các máy bay chở khách hoặc thậm chí một máy bay vận tải hàng hóa truyền thống, có rất ít điều khiến người ta hài lòng về mặt thẩm mỹ về khoang hàng hóa của C-17.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 11.

Hệ thống dây điện và hệ thống cáp chạy dọc theo các bức tường cabin và tạo ra vẻ ngoài như một chiếc máy bay đang chờ hoàn thiện. Và như với bất kỳ máy bay quân sự nào, có rất ít thứ xa xỉ và các phụ kiện bên trong khoang hành khách.

 

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 12.

Ghế hành khách có thể được tìm thấy dọc theo các bức tường bên của máy bay, và gần như là loại cơ bản nhất mà họ có thể có được.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 13.

Ghế phụ có thể được lắp đặt trên toàn máy bay tùy theo loại nhiệm vụ.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 14.

Nhưng nếu có sự hiện diện của những hành khách quan trọng, họ có thể lắp ghế tựa bọc da sang trọng trong cabin. Chúng tương tự như những gì được tìm thấy trong khoang hạng phổ thông cao cấp của một hãng hàng không quốc tế.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 15.

Ghế kiểu hàng không cơ bản hơn một chút cũng có thể được lắp đặt thành hàng năm hàng ngang. Chúng là một sự cải tiến từ những chiếc ghế trơ trọi dọc theo thành cabin nhưng vẫn kém xa những chiếc ghế được tìm thấy trên bất kỳ hãng hàng không hiện đại nào.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 16.

Hành khách có thể lên bằng cửa hàng hóa hoặc cửa phía trước đi kèm với một bộ cầu thang lắp sẵn.

 

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 17.

Nhưng không phải tất cả hành khách ra vào đều qua cùng một cửa. Lính nhảy dù thường sẽ nhảy từ máy bay bằng một trong hai cửa hông. Những người lính dù sẽ xếp hàng thành dọc và nhảy ra khỏi máy bay từng người một, khi dây dù của họ được kéo tự động bởi một hệ thống bên trong máy bay.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 18.

C-17 cũng có khả năng sơ tán y tế, với khu vực riêng được đặt trong khoang hàng hóa. Lực lượng Không quân Mỹ thường thực hiện chuyến bay sơ tán y tế với hai y tá và ba kỹ thuật viên y tế.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 19.

Các giường có thể được xếp chồng lên nhau cao đến ba lần.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 20.

Quân đội Mỹ cũng đã chứng minh vào tháng 8 năm ngoái rằng C-17 thừa sức chở hơn 102 hành khách. Vào cuối cuộc chiến ở Afghanistan, một chiếc C-17 đã chở 823 người tị nạn rời Kabul đến nơi an toàn.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 21.

Buồng lái của C-17 ở tầng trên của máy bay, phía trên khoang chở hàng. Và khoang lái cũng thiếu thẩm mỹ tương tự như khoang chở hàng.

 

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 22.

Các phi công sử dụng tay cầm điều khiển dạng gậy, đặt nằm giữa hai chân của họ và tương tự như loại được tìm thấy trong máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu. Công nghệ hiển thị Head-up Display (HUD) cũng là loại tương tự như trên máy bay chiến đấu, cho phép phi công luôn nhìn về phía trước, rất hữu ích khi tiếp cận chiến thuật và các cuộc diễn tập cường độ cao.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 23.

C-17 có thể bay cao tới 13,7 km và không cần hạ cánh để tiếp nhiên liệu nhờ khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Chỉ có hai phi công được yêu cầu trong buồng lái, trong khi một người chuyên điều khiển tải trọng, có nhiệm vụ xử lý sắp xếp mọi hàng hóa hoặc hành khách nào ở phía sau máy bay.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 24.

Văn phòng của người quản lý tải trọng ở tầng dưới của C-17, ngay bên dưới buồng lái. Họ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng máy bay được chở đúng tải và đảm bảo trọng lượng cùng độ cân bằng của máy bay phù hợp với các nhiệm vụ nhất định nằm trong khả năng của nó.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 25.

Và ít nhất nó cũng có một máy pha cà phê, dù không được trưng bày theo kiểu hàng không hoàn chỉnh.

Có gì bên trong 'ngựa thồ hạng nặng' C17 - máy bay vận tải quân sự trị giá 340 triệu USD của không quân Mỹ - Ảnh 26.

C-17 đã chứng tỏ khả năng của mình hết lần này đến lần khác, cho nhiều loại nhiệm vụ khác nhau. Các máy bay C-17 của Không quân Hoa Kỳ đã bay ngang qua địa cầu hàng ngày để duy trì sự hiện diện quân sự trên toàn cầu của nước này. Và ngay cả trong thời bình, đôi khi chúng cũng được dùng để biểu diễn trong các sự kiện quân sự hàng không.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm