Quốc tế

Cực kỳ nguy hiểm phiên bản mới nhất máy bay ném bom H-6 Trung Quốc

DNVN - Mạng quân sự Sina mới đây đăng tải loạt ảnh hiếm loại máy bay ném bom H-6 thế hệ mới nhất của Không quân Trung Quốc, dường như mới được phát triển trong khoảng 1-2 năm trở lại đây.

Quy trình của Nga ứng phó với đòn tấn công hạt nhân nhằm vào Nga / Hé lộ tên lửa Hordad-15 của Iran từng bắn hạ máy bay Mỹ

Các bức ảnh dường như được chụp thời điểm chiếc máy bay mới này đang thực hiện chuyến bay thử nghiệm cuối cùng trước khi được đưa vào sử dụng.
Phiên bản mới được định danh là H-6N với đặc trưng cơ bản hệt như H-6K - từng được xem là phiên bản hiện đại nhất của dòng máy bay ném bom chiến lược H-6.
Máy bay ném bom H-6N. Ảnh: Sina

Máy bay ném bom H-6N. Ảnh: Sina

Tuy nhiên, khác với H-6K, trên cánh H-6N được bổ sung hai bộ phận phục vụ tiếp nhiên liệu trên không. Sina cho rằng, với hệ thống tiếp dầu này, H-6N có thể đạt tầm bay xa hơn so với H-6K hay các phiên bản H-6M, H-6G trước đó với việc nhận được nhiên liệu từ "thùng dầu bay" Il-78MK hoặc Y-20 hoặc HY-6.
Hiện tại, bán kính chiến đấu của H-6K đã đạt 3.500km sau khi thay động cơ WP-8 lỗi thời của Trung Quốc bằng dòng D-30KP-2 mạnh mẽ từ Nga, cho phép cải thiển không chỉ tầm hoạt động mà cả tải trọng máy bay.
Oanh tạc cơ H-6K trang bị động cơ D-30KP-2 của Nga.

Oanh tạc cơ H-6K trang bị động cơ D-30KP-2 của Nga.

Trong thực tế bán kính chiến đấu 3.500km của H-6K, kết hợp với tên lửa hành trình tầm xa K/AKD-20 có tầm bắn 1.500km, theo lý thuyết có thể đạt tầm tác chiến 5.000km. Như vậy, H-6K đặt chuỗi đảo thứ nhất (bắt đầu tại quần đảo Kuril, và kết thúc ở Borneo và phần phía bắc của Philippines) ở khu vực Tây Thái Bình Dương vào tầm hủy diệt.
Tuy nhiên, rất khó để H-6K có thể vượt xa hơn tới chuỗi đổi thứ hai (chuỗi đảo từ quần đảo Ogasawara và quần đảo Volcano của Nhật Bản đến quần đảo Mariana thuộc Mỹ) chứ chưa nói tới tận Trân Châu Cảng (Hawaii).
Chính vì vậy, để có thể bay xa hơn, đe dọa được tới các vùng lãnh thổ của Mỹ, công ty hàng không Tây An nỗ lực cải tiến khung thân H-6 đã gần như cạn kiệt tiềm năng phát triển thêm.
Lưu ý, H-6 vốn được Trung Quốc sản xuất trên cơ sở sao chép công nghệ dòng máy bay ném bom hạng trung Tu-16. Đầu những năm 1990, Nga đã bỏ toàn bộ Tu-16, và sử dụng chủ yếu Tu-22M3, Tu-160 có sức mạnh tốt hơn.
Còn Trung Quốc, do không thể mua được thêm các mẫu mới như Tu-22, nên bắt buộc tiếp tục phải cố cải tiến một nền tảng đã lỗi thời cho không quân chiến lược.
H-6N mang 2 tên lửa AKD63B và 2 tên lửa AKD20. Ảnh: Sina

H-6N mang 2 tên lửa AKD63B và 2 tên lửa AKD20. Ảnh: Sina

H-6N được xem là câu trả lời tốt nhất hiện tại! Sina cho biết, nếu được tiếp nhiên liệu trên không ít nhất một lầm, tầm bay của H-6N có thể tăng thêm gần một nửa (tầm 3.500km). Qua đó có thể vươn tới mục tiêu xa hơn nữa.
Các hình ảnh rò rỉ cũng cho thấy H-6N có khả năng triển khai hai loại tên lửa hành trình: chống hạm K/AKD63B (tầm bắn 180km) và đối đất K/AKD20 (tầm bắn 1.500km).
Thanh Nga (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm