Quốc tế

Cuộc chạy đua phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6

Hiện mới chỉ có 3 nước chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5, nhưng đã có ít nhất 9 nước đang thực hiện dự án về máy bay thế hệ 6. Quy mô của các chương trình này cho thấy họ đặt cược vào máy bay thế hệ tiếp theo trong tương lai.

Kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng tốc từ quý II/2023 / Tại sao một số cường kích A-10 của Không quân Mỹ được sơn hàm cá mập?

Khoảng 20 năm sau lần đầu xuất hiện trên bầu trời, máy bay chiến đấu thế hệ 5 vẫn là những chiếc máy bay tiên tiến nhất và ít máy bay loại này được đưa vào biên chế.

Hiện mới chỉ có 4 mẫu máy bay thế hệ 5 của 3 nước, gồm F-22 và F-35 của Mỹ, J-20 của Trung Quốc và .

Tuy nhiên rất nhiều nước quyết tâm sở hữu các mẫu máy bay thế hệ tiếp theo của riêng mình. Ít nhất 9 nước hiện đang phát triển máy bay thế hệ 6, bao gồm tự phát triển và hợp tác với các nước khác.

Không có nhiều thông tin về các chương trình này, tuy nhiên quy mô công việc đã được tiến hành cho thấy nhiều nước kỳ vọng máy bay thế hệ 6 sẽ là một phần thiết yếu của phi đội máy bay trong vài thập kỷ tới.

cuoc chay dua phat trien may bay chien dau the he thu 6 hinh anh 1
Máy bay F-22 và F-35 của Không quân Mỹ. Ảnh: Không quân Mỹ

Máy bay thế hệ 5 và thế hệ 6

Yếu tố nào có thể xác định một chiếc máy bay thuộc thế hệ 5 hay thế hệ 6 vẫn còn là chủ đề tranh cãi.

Theo Insider, nói chung, thế hệ 5 đề cập tới máy bay bắt đầu phát triển vào cuối những năm 1990 hoặc đầu những năm 2000, có thiết kế hoàn toàn mới so với máy bay thế hệ 4 và chú trọng vào các đặc tính khó bị phát hiện hay tàng hình.

Các đặc tính của thế hệ 6 vẫn chưa cụ thể và rõ ràng, bởi cho đến nay vẫn thế giới vẫn chưa chính thức có máy bay thuộc loại này. Máy bay ném bom B-21 mà Mỹ công bố mới đây được quảng bá là máy bay thế hệ 6 đầu tiên trên thế giới, nhưng hiện có rất ít thông tin về đặc tính và khả năng của nó.

Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng máy bay thế hệ 6 sẽ có một số đặc tính mới hoặc tiên tiến, trong đó bao gồm thiết kế kiểu môđun cho phép chúng có thể dễ dàng nâng cấp, khả năng hoạt động trong một mạng lưới toàn diện, khả năng phối hợp với các phương tiện không người lái, và tất nhiên không thể thiếu đặc tính tàng hình.

 

cuoc chay dua phat trien may bay chien dau the he thu 6 hinh anh 2
F-16, một máy bay thế hệ 4, trên bầu trời Alaska tháng 7/2019. Ảnh: Không quân Mỹ

Việc sản xuất máy bay thế hệ 5 đòi hỏi các bí kíp công nghệ tiên tiến, cơ sở công nghiệp hiện đại và quan trọng nhất là đầu tư tài chính cũng rất lớn. Ví dụ, việc phát triển và mua sắm F-35, ước tính tốn khoảng 412 tỷ USD, chưa bao gồm chi phí vận hành và bảo trì.

Bởi vậy, hầu hết các nước đều vẫn tiếp tục sử dụng máy bay thế hệ 4, mua máy bay thế hệ 5 từ một nước đã phát triển được chúng. Còn với máy bay thế hệ 6, họ tìm cách bắt tay nhau để chia sẻ gánh nặng chi phí cũng như giảm bớt thời gian phát triển.

NGAD và F/A-XX

Mỹ có 2 dự án máy bay thế hệ 6, một cho Không quân được gọi là NGAD và một cho Hải quân được gọi là F/A-XX.

NGAD là dự án tối mật, thậm chí không ai biết nhà thầu nào được lựa chọn chế tạo hay trông diện mạo của chúng ra sao. Lockheed Martin, Northrup Grumman và Boeing được cho là đang cạnh tranh để chế tạo máy bay thế hệ 6 và cả 3 đều đã công bố hình ảnh minh họa về loại máy bay này.

 

NGAD không chỉ là một mẫu máy bay chiến đấu mới, mà là một gia đình hệ thống công cụ nhằm đảm bảo ưu thế trên không. Không quân Mỹ cho biết, họ đang phát triển 4 công nghệ cho chương trình này.

NGAD cũng bao gồm cả máy bay không người lái (UAV) được thiết kế để bổ trợ cho máy bay chiến đấu thế hệ 6. Được gọi là Máy bay Chiến đấu Cộng tác (CCA), những chiếc UAV này sẽ được kết nối với máy bay chiến đấu thế hệ 6 và có thể được chỉ định nhiệm vụ, cho phép máy bay triển khai chúng trong khi tấn công các mục tiêu khác sử dụng vũ khí tầm xa mới như AIM-260.

The F/A-XX cũng sẽ có các đặc tính tương tự, bao gồm cả khả năng làm việc phối hợp với các hệ thống không người lái, phù hợp với mục tiêu mà Hải quân đặt ra là 60% máy bay trong các phi đội trên tàu sân bay là UAV.

Năm 2020, Không quân Mỹ cho biết, lực lượng này đã chế tạo và bay thử một nguyên mẫu NGAD, mặc dù các quan chức nói rằng chương trình này vẫn đang ở trong giai đoạn thiết kế.

Hải quân được cho là hiện đang ở giai đoạn hoàn chỉnh khái niệm cho F/A-XX.

 

FCAS/SCAF

Hệ thống Không quân Chiến đấu Tương lai (FCAS) là chương trình máy bay thế hệ 6 do Pháp và Đức công bố năm 2017. Tây Ban Nha tham gia dự án này năm 2019. Với chi phí ước tính khoảng 106 tỷ USD, FCAS là một trong những chương trình hợp tác phát triển vũ khí lớn nhất châu Âu từ trước tới nay.

FCAS cũng có ý định phát triển một gia đình các hệ thống chiếm ưu thế trên không, với một máy bay chiến đấu thế hệ 6 được gọi là NGF ở trung tâm. NGF sẽ có động cơ mới, hệ thống vũ khí mới, cảm biến tiên tiến, công nghệ tàng hình, khả năng kết nối với UAV và kết nối với mạng lưới chiến đấu-không quân.

cuoc chay dua phat trien may bay chien dau the he thu 6 hinh anh 3
Mô hình tỷ lệ 1:1 của máy bay trong chương trình FCAS tại Triển lãm Hàng không Paris tháng 6/2019. Ảnh: AFP

NGF sẽ thay thế Rafale của Pháp và Eurofighter Typhoon mà Đức và Tây Ban Nha đang sử dụng. Cũng có cả kế hoạch về một biến thể triển khai trên tàu sân bay trong tương lai của Pháp.

FCAS cũng đem lại cho châu Âu thêm lựa chọn về máy bay tàng hình tiên tiến “sản xuất tại châu Âu”, đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực đang tăng cường mua F-35. Tuy nhiên, chương trình này cũng đối mặt với nhiều khó khăn.

 

Chuyến bay đầu tiên của NGF dự kiến thực hiện vào năm 2027, bắt đầu sản xuất từ 2030 và chính thức đi vào hoạt động từ 2040. Tuy nhiên, tranh cãi giữa 3 nhà thầu về khối lượng công việc và tư cách nhà thầu chính khiến việc chuyển dự án sang giai đoạn 2 bị trì hoãn 2 năm.

Tempest và F-X

NGF không phải là dự án máy bay thế hệ 6 duy nhất ở châu Âu. Anh và Italy có kế hoạch tương tự, được gọi là Tempest. Dự án bắt đầu từ năm 2015 và chính thức công bố năm 2018.

Tempest là sản phẩm chính trong chương trình lớn hơn giữa Anh và Italy cũng được gọi là Hệ thống Không quân Chiến đấu Tương lai. Chương trình này được đổi tên thành Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu ngày 9/12/2022, khi Nhật Bản hợp nhất chương trình máy bay thế hệ 6 F-X của họ với Tempest.

Không quân Hoàng gia Anh nói rằng, Tempest sẽ có nhiều năng lực tiên tiến, bao gồm hệ thống kiểm soát bay thế hệ tiếp theo, khả năng vận hành UAV, cảm biến hiện đại, khả năng làm việc trong một mạng lưới và “buồng lái thông minh”, trong đó phi công sử dụng chiếc mũ thực tế ảo để vận hành máy bay thông qua màn hình và điều khiển tương tác.

 

cuoc chay dua phat trien may bay chien dau the he thu 6 hinh anh 4
Mô hình máy bay Tempest tại Triển lãm Hàng không Farnborough tháng 7/2018. Ảnh: Reuters

Nhật Bản dù mua một số máy bay F-35 của Mỹ, nhưng đã khởi động chương trình F-X để tránh phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài. Đây là chiếc máy bay đầu tiên Nhật Bản nỗ lực chế tạo riêng trong 27 năm và dự kiến sẽ thay thế máy bay F-2 đã lỗi thời. Tokyo có kế hoạch đưa F-X vào hoạt động năm 2035.

Trước khi sáp nhập, Tempest có vẻ như vẫn đang theo đúng lịch trình đề ra. Hiện nay, nó đang ở trong giai đoạn khái niệm và đánh giá, việc phát triển toàn diện và giai đoạn sản xuất dự kiến bắt đầu từ 2025.

Ngày 18/7/2022, Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố nguyên mẫu bay dự kiến sẽ bay vào năm 2027. Tempest dự kiến chính thức ra mắt năm 2035.

Việc sáp nhập chương trình Tempest và F-X cũng như các dự án liên quan vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, việc kết hợp các chương trình có thể mở ra thêm nhiều thị trường xuất khẩu cho sản phẩm cuối cùng.

Nga và Trung Quốc

 

Không có chương trình máy bay chiến đấu thế hệ 6 nào tối mật như của Nga và Trung Quốc.

Năm 2019, ông Wang Haifeng, Nhà thiết kế trưởng của Tập đoàn máy bay Thành Đô do nhà nước Trung Quốc điều hành, nói rằng Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu về một máy bay chiến đấu thế hệ 6, có thể đi vào hoạt động năm 2035.

Chiếc máy bay tương lai có khả năng hoạt động kết hợp với UAV, sử dụng AI, cảm biến đa hướng và được trang bị vũ khí năng lượng định hướng.

Tháng 9/2022, người đứng đầu Bộ chỉ huy tác chiến trên không của Không quân Mỹ, tướng Mark Kelly cho biết, việc phát triển máy bay thế hệ 6 của Trung Quốc đang diễn ra “theo kế hoạch”. Các nhà thiết kế của Mỹ và Trung Quốc có quan điểm tương đồng về công nghệ máy bay thế hệ 6.

Người ta thậm chí còn biết ít thông tin hơn về chương trình máy bay thế hệ 6 của Nga. Nga từng tuyên bố các dự án “thế hệ tiếp theo” hay “thế hệ 6”, bao gồm cả máy bay chiến đấu không người lái vào năm 2013. Moscow cũng từng công bố bản thiết kế cho máy bay chiến đấu thế hệ 6 vào năm 2016.

 

cuoc chay dua phat trien may bay chien dau the he thu 6 hinh anh 5
Máy bay Su-57 của Nga. Ảnh: TASS

Tháng 1/2021, Tập đoàn công nghệ quân sự nhà nước Rostec thông báo đang phát triển mẫu máy bay thế hệ tiếp theo được gọi là PAK DP để thay thế cho MiG-31. Mẫu máy bay mới thường được gọi là , nhưng gần như không có thông tin gì về khả năng cũng như thông số kỹ thuật của nó.

Trong khi Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực hàng không quân sự, khả năng của Nga trong việc phát triển máy bay thế hệ tiếp theo có thể bị thu hẹp. Dự án máy bay thế hệ 5 Su-57 vốn đang gặp khó khăn, các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine có khả năng sẽ cản trở ngành công nghiệp không gian vũ trụ của Moscow trong những năm tới.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm