Quốc tế

Cuộc đua tàu sân bay ở châu Á - Thái Bình Dương: Nhiều “tay đua”

Thời gian qua, không chỉ Nhật và Trung Quốc mà ở châu Á - Thái Bình Dương còn có một số quốc gia sở hữu tàu sân bay từ nhiều năm qua, hoặc đang nuôi tham vọng.

Quân đội Syria cắt đứt các tuyến tiếp tế, mặt trận IS sụp đổ hoàn toàn ở Toloul al-Safa / “Không quân Syria không chỉ có tên lửa S-300!”

Quốc gia hơn 50 năm kinh nghiệm

Ngày 24/9, tờ The Australian đưa tin Úc sắp tiếp nhận chiến đấu cơ F-35. Điều này đồng nghĩa với việc hải quân Úc có thể sớm sở hữu F-35 để trang bị cho tàu sân bay.
Tại châu Á - Thái Bình Dương, Úc là quốc gia duy nhất gần như liên tục sở hữu hàng không mẫu hạm dưới nhiều mức độ khác nhau kể từ sau Thế chiến 2. Ngay từ thập niên 1950, Úc đã mua lại một số tàu sân bay của Anh, phần lớn là các loại tàu sân bay hạng nhẹ.
Hiện nay, xứ sở chuột túi đang có 2 tàu sân bay thuộc lớp Canberra là HMAS Canberra và HMAS Adelaide. Với chiều dài khoảng 230 m cùng độ choán nước khoảng 27.500 tấn, lớp tàu Canberra cũng là tàu đổ bộ có khả năng mang theo gần 20 máy bay trực thăng. Tuy nhiên, là một thành viên của liên minh phát triển chiến đấu cơ F-35, đồng thời lớp tàu Canberra cũng được thiết kế mũi hếch lên để có thể triển khai cất cánh F-35B nên việc nâng cấp lớp chiến hạm này trở thành tàu sân bay đích thực sẽ không gây bất ngờ. Nhiều chuyên gia quân sự cũng đã đoán định điều này.
Cuôc đua tàu sân bay ở châu Á - Thái Bình Dương: Nhiều “tay đua” - ảnh 2
HMAS Canberra được biên chế trong hải quân Úc từ vài năm qua. Ảnh: Bộ Quốc phòng Úc.

Trả lời phỏng vấn Thanh Niên, TS Koh Swee Lean Collin (chuyên gia quân sự - Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore), nhận định muốn có khả năng tác chiến tàu sân bay, chiến hạm lớp Canberra rất cần được trang bị bộ phóng máy bay. Bên cạnh đó, ông cũng đánh giá: “Ngay cả khi được trang bị F-35B thì sức mạnh của lớp tàu Canberra vẫn còn giới hạn vì có thể chỉ đủ sức mang theo 12 chiếc máy bay tiêm kích”. Đây là con số khá khiêm tốn khi so với các tàu sân bay cỡ lớn vốn có thể mang đến gần 50 máy bay chiến đấu đa nhiệm.
Tuy nhiên, ở góc độ khác, lợi thế của Úc chính là có nhiều kinh nghiệm vận hành và tác chiến tàu sân bay. Hơn thế nữa, nước này cũng thường xuyên phối hợp với Mỹ. Vì thế, TS Koh Swee Lean Collin đánh giá các tàu sân bay lớp Canberra có thể đóng vai trò hỗ trợ trong liên minh khi phối hợp cùng Mỹ ở chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy.
“Hàng khủng” của Thái Lan

Không được đánh giá là lực lượng hải quân hùng mạnh ở châu Á, nhưng Thái Lan từ sớm lại thuộc nhóm rất ít nước sở hữu tàu sân bay trong khu vực, và là nước đầu tiên ở Đông Nam Á có món “đồ chơi khủng” này. Cụ thể, từ đầu thập niên 1990, Thái Lan đã đặt hàng từ Tây Ban Nha để đóng tàu sân bay mang tên HTMS Chakri Naruebet. Chiến hạm này chính thức được biên chế vào năm 1997. Đây là giai đoạn bùng nổ khủng hoảng tài chính Đông Á và Thái Lan là một trong số các quốc gia bị ảnh hưởng lớn, nên gặp nhiều khó khăn. Vì thế, nước này không đủ sức trang bị khí tài cho HTMS Chakri Naruebet như kế hoạch ban đầu. Mang thiết kế mũi hếch lên với chiều dài 182 m cùng độ choán nước xấp xỉ 11.500 tấn, tàu sân bay này ban đầu được dự định trang bị thêm chiến đấu cơ Harrier vốn cho phép cất cánh hạ cánh thẳng đứng hoặc đường băng ngắn. Trong thực tế, vì gặp khó khăn, Thái Lan sau đó chỉ mua được chiến đấu cơ Harrier đã qua sử dụng và chỉ sau một thời gian thì bị loại bỏ.
Vì thế, suốt nhiều năm qua, HTMS Chakri Naruebet chỉ mang theo máy bay trực thăng, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và cứu hộ. Tuy nhiên, với những năng lực sẵn có, chiến hạm này vẫn đủ sức đáp ứng các nhu cầu vừa phải của Thái Lan. Gần đây, vào tháng 4 vừa qua, HTMS Chakri Naruebet đã xuất hiện trong một cuộc tập trận chung cùng hải quân Mỹ.
Tham vọng của Hàn Quốc
Ảnh: Quân đội Hàn Quốc.

Ảnh: Quân đội Hàn Quốc.

Hàn Quốc hồi đầu năm được tiết lộ đang xem xét trang bị chiến đấu cơ F-35 cho tàu chiến lớp Dokdo gồm chiếc ROKS Dokdo (ảnh) đã hoạt động từ năm 2005 và chiếc ROKS Marado mới được hạ thủy giữa năm nay. Dài xấp xỉ 200 m cùng độ choán nước 14.300 tấn, tàu chiến lớp Dokdo vốn dĩ là tàu khu trực chở trực thăng. Nhưng giống như lớp Izumo của Nhật, tàu Dokdo gần đây được kỳ vọng trở thành hàng không mẫu hạm bằng cách nâng cấp hạ tầng và trang bị chiến đấu cơ F-35B.
Tàu lớp Dokdo của Hàn Quốc sở hữu số khí tài vừa phải nhưng vẫn đáp ứng năng lực tác chiến đa nhiệm bằng pháo cận chiến, tên lửa đối không và sự hỗ trợ của trực thăng vũ trang được mang theo trên tàu.
Theo thanhnien.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm