Đài Loan ra mắt tàu 'sát thủ tàu sân bay'
Đài Loan thực hiện bước đi đầu tiên trong quá trình mua sắm F-16V / Trung Quốc tức giận khi Mỹ bán cho Đài Loan hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển
Một tàu hộ tống lớp Tuo Chiang trong một buổi lễ chính thức ở Nghi Lan, Đài Loan, ngày 15/12/2020. REUTERS.
"Kẻ hủy diệt tàu sân bay" mới, cùng với tàu thả thủy lôi tốc độ cao ra mắt đầu năm nay, được sản xuất tại địa phương và được thiết kế để đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược tác chiến phi đối xứng của hòn đảo nhằm chống lại lực lượng lớn hơn nhiều mà Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể tập hợp.
Bắc Kinh, coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và không từ bỏ việc sử dụng vũ lực để lấy lại quyền kiểm soát, đã gia tăng sức ép nhằm vào hòn đảo kể từ khi người đứng đầu chính quyền Đài Loan Thái Anh Văn được bầu vào năm 2016 và từ chối chấp nhận nguyên tắc một Trung Quốc.
Tại buổi lễ hạ thủy tàu hộ tống mới - được đặt tên là Ta Jiang (Tả Giang)- tại nhà máy đóng tàu ở Tô Áo, đông bắc Đài Loan hôm thứ Ba, bà Thái nói các tàu chiến mới là dấu hiệu cho thấy Đài Loan quyết tâm bảo vệ vùng biển xung quanh hòn đảo và thúc đẩy ngành công nghiệp quân sự địa phương.
Bà nói: “Để chống lại các mối đe dọa của kẻ thù… trong việc xây dựng sức mạnh phòng thủ của mình, chúng ta nên sử dụng khái niệm chiến tranh phi đối xứng để ngăn chặn các cuộc tấn công từ kẻ thù”.
Con tàu hộ tống - có lượng choán nước 700 tấn và tốc độ tối đa 45 hải lý / giờ (83km / h) - sử dụng công nghệ tàng hình hiện đại để tránh bị phát hiện, được trang bị tên lửa tốc độ cận âm có thể tiêu diệt mục tiêu trên bộ hoặc trên biển, chẳng hạn như một tàu sân bay. Nó cũng có thể hoạt động ở vùng nước nông hoặc ven biển nơi các tàu lớn hơn như tàu khu trục và khinh hạm khó hoạt động.
Huang Shou-chen, Chủ tịch Công ty đóng tàu Lung Teh, công ty chế tạo tàu hộ tống và tàu quét mìn mới, cho biết cả hai đều được trang bị hệ thống vũ khí “cây nhà lá vườn” mạnh mẽ.
"Tàu Ta Jiang được trang bị tên lửa chống hạm Hùng Phong II và III và tên lửa phòng không Hải Kiếm II do Chung-Shan phát triển", Huang nói , đề cập đến Viện Khoa học và Công nghệ Chung-Shan.
Tàu hộ tống cũng được trang bị pháo 76 mm, hệ thống vũ khí tầm gần Phalanx và súng máy T-74.
Chieh Chung, một nhà nghiên cứu an ninh quốc gia tại National Policy Foundation, cho biết: “Nó được thiết kế để chống lại các tàu của PLA bằng cách sử dụng chiến thuật tấn công và bỏ chạy và với chức năng tàng hình và tính cơ động cao, rất khó để theo dõi”.
Ông cho biết điều tương tự cũng được áp dụng cho tàu thả thủy lôi chưa được đặt tên, có thể thả mìn biển rất nhanh và khiến tàu đối phương rất khó tấn công bờ biển. Cả hai tàu đều hoàn toàn phù hợp với chiến lược phòng thủ phi đối xứng của Đài Loan.
Huang cho biết, tàu thủy lôi, chiếc đầu tiên trong lô 4 chiếc, được trang bị một hệ thống thu thập tình báo do Viện Chung-Shan thiết kế để tự động gài mìn ở tốc độ cao.
Theo hải quân, tàu Tả Giang là tàu hộ tống đầu tiên trong số 3 tàu hộ tống sẽ được đóng theo chương trình trị giá 31,6 tỷ Đài tệ (1 tỷ USD). Con tàu dự kiến sẽ sẵn sàng giao cho hải quân Đài Loan vào năm sau, và chiếc cuối cùng vào năm 2025.
End of content
Không có tin nào tiếp theo