Quốc tế

Đại sứ Mỹ: Ấn Độ chọn S-400 hay Mỹ?

Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Kenneth Juster vừa yêu cầu Ấn Độ lựa chọn giữa mua S-400 Nga hay quan hệ với Mỹ, nếu không sẽ nhận đòn trừng phạt.

Tàu sân bay Mỹ mất ưu thế do tên lửa mới nhất của Nga và Trung Quốc / Hải quân Mỹ trang bị cho tàu khu trục Zumwalt vũ khí tấn công nhanh thông thường

Ông Kenneth Juster cho biết, luật pháp Mỹ cho phép áp các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các quốc gia thực hiện hợp đồng mua sắm vũ khí và khí tài Nga mà không phải do Mỹ cùng đồng minh sản xuất sẽ phải hứng lệnh trừng.

"Lệnh trừng phạt không được áp dụng cho bạn bè và đồng minh. Ấn Độ giữ mối quan hệ hợp tác tốt với Mỹ, họ buộc phải đưa ra lựa chọn: S-400 hoặc Mỹ", đại sứ Kenneth Juster tuyên bố.

My: An Do chon S-400 hay My?
Hệ thống S-400.

Tuyên bố được ông Kenneth Juster đưa ra sau khi Mỹ áp các biện pháp trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên NATO vì mua và đưa vào vận hành hệ thống S-400 của Nga.

Mối quan hệ quốc phòng Mỹ và Ấn Độ đi đến lúc phải đánh đổi bởi nếu New Delhi chọn S-400 họ sẽ không được tiếp cận những vũ khí và công nghệ mới nhất từ Mỹ cùng với đó là mối quan hệ tốt từ Mỹ.

"Chính phủ Mỹ và ngành công nghiệp quốc phòng nước này đã nghiên cứu, sản xuất và bán nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự được đánh giá là bí mật cho Ấn Độ. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra và New Delhi còn phải hứng trừng phạt nếu họ vẫn quyết sở hữu S-400", đại sứ Mỹ nhấn mạnh.

Tuyên bố của Mỹ đã khá rõ ràng nhưng giới chuyên gia cho rằng, Mỹ luôn nhận thức rõ rằng nước này khó có thể trừng phạt Ấn Độ vì thỏa thuận mua bán S-400 do Mỹ luôn xem Ấn Độ là một đối tác quan trọng và đáng tin cậy mà nước này không muốn đánh mất.

Điều đó được thể hiện qua việc ông James Mattis ngay từ thời còn làm Bộ trưởng quốc phòng muốn Thượng viện miễn trừ Ấn Độ khỏi Đạo luật CAATSA. Còn Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) Mỹ, Đô đốc Harry Harris cho biết, Ấn Độ đang tạo ra một cơ hội chiến lược cho các nhà thầu quốc phòng Mỹ.

 

Các thỏa thuận quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ đã tăng từ mức gần bằng 0 tới 15 tỷ USD kể từ năm 2008 đến nay và nhà sản xuất vũ khí Tata Advanced Systems của Ấn Độ được xem là một đối tác chủ chốt của Mỹ.

Tên lửa Harpoon, các loại máy bay trực thăng Apache và Chinook của Mỹ đều được sản xuất một phần tại Ấn Độ. Trong khi đó, các tập đoàn Lockheed Martin và Boeing của Mỹ đều không muốn đánh mất Ấn Độ chỉ vì Nga.

Lý do nữa khiến Mỹ khó có thể quay lưng với Ấn Độ là dầu mỏ. Ấn Độ đến nay vẫn là thị trường tiêu thụ dầu mỏ đầy tiềm năng của Mỹ. Hồi tháng 8/2018, lượng xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ sang Ấn Độ đã tăng hơn 20%.

Mỹ hiện giờ là một trong những nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới, và là đối thủ chính của Nga-quốc gia không thuộc OPEC.

Trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, Mỹ có thể đánh bại Nga trên thị trường Châu Âu, nhưng với Ấn Độ đó là một câu chuyện khác. Bởi Ấn Độ là một thị trường đang phát triển và luôn có chỗ cho sự tăng trưởng.

 

Giới quan sát cho rằng, trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Nga ngày càng trở nên gắn bó thì việc Mỹ phát động cuộc chiến về chính trị và thương mại với Nga trên đất Ấn Độ sẽ là sai lầm.

Chính vì vậy, việc Mỹ áp Đạo luật CAATSA với Ấn Độ sau thương vụ hệ thống tên lửa S-400 với Nga gần như không thể xảy ra mà nó chỉ dừng lại ở những tuyên bố.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm