Đầu đạn JMEWS biến Tomahawk thành 'sát thủ' toàn năng
Theo Jane's, Hải quân Mỹ vừa ký hợp đồng với hãng Raytheon Missile Systems nâng cấp kho tên lủa Tomahawk lên chuẩn mới có khả năng chiến đấu khủng khiếp hơn.
Tên lửa siêu thanh Zircon của Nga lần đầu được bắn thử từ tàu chiến / Su-57 trang bị tên lửa mới có thể "hạ gục" các hệ thống phòng không trên thế giới
Theo quy định của hợp đồng, trước khi kết thúc năm 2020, hải quân nước này sẽ nhận được lô 90 quả Tomahawk được nâng cấp lên chuẩn Block V đầu tiên, lô 90 quả tiếp theo sẽ được tiếp nhận vào năm 2021. Để quá trình tiếp nhận được thực hiện đúng kế hoạch, hiện nhà thầu Raytheon Missile Systems đã bắt đầu quá trình nâng cấp "sứ giả chiến tranh" này lên chuẩn mới.
Nói về Tomahawk sau nâng cấp, Giám đốc phụ trách tên lửa Tomahawk của Raytheon, Chris Daily cho biết, năm sau (2020) hãng sẽ sản xuất tên lửa Block V với các tính năng dẫn đường và liên lạc được nâng cấp mới. Điều đặc biệt trong gói nâng cấp này được thực hiện với 2 phiên bản là Block VA (Tomahawk tấn công biển – MST) cho phép tên lửa can thiệp mục tiêu di động trên biển như chiến hạm và Block VB có hệ thống đầu đạn JMEWS.
Để tấn công chính xác vào mục tiêu di động trên biển, Tomahawk Block VA được trang bị bộ xử lý đa năng module thế hệ mới với anten thụ động, cho phép bảo đảm dẫn và bám các mục tiêu bức xạ di động. Đầu tự dẫn thụ động và bộ xử lý cho phép nhận các tín hiệu từ các mục tiêu trong tình huống điện từ phức tạp.
Theo ông Chris Sprinkle – quản lý chương trình phát triển Tomahawk của Raytheon, lợi thế của hệ thống thông tin loại này cho phép tăng cường khả năng theo dõi và tiêu diệt mục tiêu di chuyển cả trên mặt đất và trên mặt nước.
Tomahawk chống hạm không chỉ có khả năng thay đổi mục tiêu sau khi bắn đi mà còn có khả năng gửi các hình ảnh thời gian thực về mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả sau trận chiến. Ngoài ra, dòng tên lửa hành trình này còn có khả năng nhận các thông tin về mục tiêu từ hệ thống máy bay không người lái.
Với phiên bản Tomahawk Block VA cũng có hệ thống định vị bằng camera có tên hệ thống so sánh điện tử - quang học và có thể hoạt động tốt trong môi trường bị gây nhiễu điện tử mạnh. Một khi hoàn thành nâng cấp và đưa vào trang bị, Hải quân Mỹ sẽ có trong tay loại tên lửa diệt hạm có tầm bắn gần 2.000km.
Tiết lộ về nguyên nhân khiến Hải quân Mỹ quyết thực hiện gói nâng cấp Tomahawk, ông Byran McGrath, quan chức cấp cao thuộc Hải quân Mỹ cho biết, Washington đã không trang bị thêm bất kỳ lớp tàu chiến nào có thể phóng tên lửa diệt hạm từ năm 1999 đến nay.
"Không có con tàu nào trong kho của chúng tôi có thể vô hiệu hóa tàu khác bằng vũ khí sẵn có ngoài phạm vi 70 dặm (tầm bắn của tên lửa Harpoon) và không có lớp tàu mới nào phóng được tên lửa Harpoon được bổ sung kể từ năm 1999", ông Byran McGrath nói.
Giải pháp tình thế lúc này đối với Hải quân Mỹ đó là tích hợp thêm cho Tomahawk thành tên lửa hành trình tấn công kép, tức kiêm luôn vai trò diệt hạm bên cạnh chức năng tấn công trên bộ. Sau khi cải tiến, tên lửa có thể diệt hạm trong phạm vi 1.850km biến Tomahawk thành tên lửa diệt hạm có tầm diệt mục tiêu xa hàng đầu thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Bản hợp đồng vừa được ký kết có trị giá gần 100 triệu USD. Theo yêu cầu của Hải quân Mỹ, nhà sản xuất hải phát triển và tích hợp hệ thống đầu đạn đa tác động hỗn hợp (JMEWS) cho phép "sứ giả chiến tranh" tấn công cả mục tiêu trên biển, đất liền. Đặc biệt, với đầu đạn mới Tomahawk còn trở thành cơn ác mộng với cả mục tiêu tĩnh và động. Hiện nay Tomahawk chỉ tấn công được mục tiêu tĩnh.