Dấu hiệu 'tan băng' trong quan hệ Mỹ-Trung
Gia tộc Shinawatra lập đảng mới, sẵn sàng trở lại chính trường Thái Lan / "Mỹ không thể cản Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd ở Syria"
Tín hiệu lạc quan đáng kể nhất là cuộc điện đàm “trong không khí xây dựng” hồi tuần trước giữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Mỹ Donald Trump trước khi hai ông dự kiến gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Argentina cuối tháng này, theo Reuters.
Đây là diễn tiến bước ngoặt sau nhiều tháng căng thẳng giữa đôi bên về thương mại, đụng độ trên biển và vấn đề Đài Loan. Ông Trump còn lạc quan tới mức ông dự đoán sẽ đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về thương mại.
Trong một bước đi cụ thể làm tan băng quan hệ song phương, Bộ Ngoại giao Mỹ nói ngoại trưởng Mike Pompeo, bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis, ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì, bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa sẽ hội đàm cuối tuần này ở Washington về chủ đề ngoại giao và an ninh.
Đây không phải là diễn tiến mới xuất hiện. Tháng trước, Trung Quốc nói hai bên đã bước đầu đồng ý “về nguyên tắc” về việc tiến hành hội đàm vòng hai về an ninh và ngoại giao, nhưng sự kiện này bị phía Mỹ hủy bỏ trong lúc căng thẳng về một loạt vấn đề gia tăng.
Cũng trong tháng 10, một cuộc gặp đã lên kế hoạch giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước tại Bắc Kinh cũng bị hủy sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số đơn vị của quân đội Trung Quốc vì mua vũ khí Nga.
Hôm qua, Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn tái khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng đối thoại và hợp tác với Mỹ để giải quyết tranh chấp thương mại, cuộc đối đầu mà cả hai đều chịu nhiều thiệt hại.
“Cả Trung Quốc và Mỹ đều muốn hợp tác sâu hơn về thương mại và kinh tế”, ông Vương nói trước cử tọa của Diễn đàn Kinh tế mới Bloomberg, được tổ chức tại Singapore hôm qua. “Phía Trung Quốc đã sẵn sàng đối thoại với Mỹ về các vấn đề hai bên cùng quan tâm để tìm ra giải pháp cho chuyện thương mại mà hai bên cùng chấp nhận được”, ông nói. “Thế giới ngày nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn, cần tới sự hợp tác chặt chẽ của Mỹ và Trung Quốc”. Trước đó, hôm thứ Hai, tại sự kiện hội chợ nhập khẩu quốc tế diễn ra tại Thượng Hải, ông Tập Cận Bình nói Bắc Kinh sẽ “cởi mở hơn”.
Cuộc chiến thương mại đã khiến nền kinh tế Trung Quốc chịu nhiều tổn thất, thị trường cổ phiếu sụt giảm, đồng nhân dân tệ cũng một phen chao đảo. Trong cuộc chiến này, để trả đũa Mỹ áp thuế, Trung Quốc đã dừng nhập khẩu một số mặt hàng Mỹ, trong đó có đậu tương, nông sản quan trọng nhất của Mỹ tại thị trường Trung Quốc.
Jim Sutter,CEO của Hội đồng Xuất khẩu đậu tương Mỹ nói với Reuters bên lề hội chợ nhập khẩu Thượng Hải rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều hiểu rằng họ cần duy trì mối quan hệ.
“Tôi nghĩ cả đôi bên đều lạc quan… lạc quan hơn sau cuộc điện đàm (giữa ông Tập và ông Trump), rằng sẽ đạt được giải pháp nào đó”, ông Sutter nói.
Đại diện hãng sản xuất máy bay Boeing cũng tỏ ra lạc quan rằng, tranh chấp thương mại sẽ được giải quyết. Theo phó chủ tịch phụ trách khu vực Đông Bắc Á của hãng là Rick Anderson, công ty đang thúc giục các bên đối thoại mang tính xây dựng.
Hồi tháng Tư, Trung Quốc nói họ sẽ áp thuế 25% đối với máy bay thương mại Mỹ nhưng sau đó loại bỏ mặt hàng này khỏi danh sách áp thuế.
Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma cho rằng, thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ là hướng đi sai lầm. “Không ai có thể ngăn cản thương mại tự do”, ông Ma (tên Trung Quốc là Mã Vân) nói. Bình luận của tỷ phú Ma được đưa ra chỉ vài giờ sau khi ông Tập Cận Bình phát biểu tại hội chợ nhập khẩu quốc tế Thượng Hải chỉ trích lối tư duy “được ăn cả” trong thương mại quốc tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này