Quốc tế

Đây chính là vũ khí tấn công đầu tiên của Lực lượng Không gian Mỹ

Nó nằm trong danh sách gồm 48 loại vũ khí sẽ lần lượt được công bố trong 7 năm tới, với thiết kế nhằm mục đích tạm thời gây nhiễu tín hiệu vệ tinh liên lạc của Nga hoặc Trung Quốc.

Binh bất yếm trá, Mỹ tung tin rút quân để dụ Iraq: "Miếng bánh béo bở" đâu dễ buông / Tuần dương hạm hạt nhân của Nga bất ngờ tiến thẳng về phía Syria

Hệ thống đầu tiên này sản xuất bởi công ty L3Harris Technologies, được tuyên bố đã thử nghiệm hoạt động vào tháng trước. Đây là kết quả sau nhiều năm phát triển và Lực lượng Không gian đã nhận được 16 chiếc. Công ty này cũng đang phát triển một hệ thống mới, được gọi là Meadowland, có trọng lượng nhẹ hơn, có khả năng cập nhật phần mềm để có thể gây nhiễu nhiều tần số hơn.

L3Harris Technologies có trụ sở tại Melbourne (bang Florid), đã phát triển 4 hệ thống Meadowland, dự kiến ​​sẽ giao hàng vào khoảng tháng 10/2022.

Theo báo cáo tháng 1/2020 của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, Nga và Trung Quốc đang xây dựng một mạng lưới vệ tinh để giám sát nước này và hệ thống gây nhiễu của Lực lượng Không gian dường như được tạo ra để chống lại điều này.

Trung tá Stephen Brogan, một trong những người đứng đầu hệ thống chiến đấu của Trung tâm Hệ thống Không gian và Tên lửa Không quân, cho biết: "Những gì chúng tôi làm, với tư cách là một Lực lượng Không gian, không mang bản chất hung hăng".

Bởi Brogan cho biết các hệ thống gây nhiễu được thiết kế để can thiệp vào các vệ tinh liên lạc chứ không phải các hệ thống chuyển tiếp dữ liệu hoặc chụp ảnh.

Đây chính là vũ khí tấn công đầu tiên của Lực lượng Không gian Mỹ - Ảnh 1.

Một hệ thống cản trở thông tin liên lạc trong không gian của Lực lượng Không gian Mỹ.

Kể từ khi thành lập tháng 12/2019 với tư cách là chi nhánh thứ sáu của quân đội Mỹ, Lực lượng Không gian được biết tới với nhiệm vụ bảo vệ tài sản của quốc gia trong lĩnh vực không gian trước các mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc.

Các quan chức quốc phòng Mỹ từ lâu đã lên tiếng chống lại việc biến không gian thành một chiến trường, hạn chế các vũ khí có thể phá hủy mục tiêu, tạo ra thêm các mảnh vụn khiến không gian thêm nguy hiểm. Đại diện đơn vị này còn tuyên bố rằng Trung Quốc và Nga đã "vũ khí hóa vũ trụ", tạo ra nguy cơ nên Mỹ có quyền tự vệ. Vị này trích dẫn vụ phóng thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh của Nga mới đây như một bằng chứng.

Còn hệ thống gây nhiễu mới, thứ có thể được sử dụng sớm trong một cuộc xung đột không gian, sẽ không tạo ra rác không gian vì nó phát ra năng lượng được thiết kế chỉ để gây ra sự can thiệp gián đoạn tạm thời, theo Brogan.

Tuy nhiên, những người ủng hộ việc bảo tồn không gian như một khu vực không có vũ khí cho biết chính hệ thống gây nhiễu mới của Mỹ mới tạo ra nguy cơ leo thang, ngay cả khi nó không được thiết kế để phá hủy các vệ tinh. Và về bản chất, Trung Quốc và Nga đều xếp sau Mỹ về số lượng vệ tinh quay quanh Trái Đất.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm