Đầy rẫy nguy hiểm chờ Israel nếu không kích Iran
Cường kích khổng lồ Mỹ uy lực hơn nhờ tích hợp vũ khí laser / Chỉ duy nhất Nga chế tạo được tên lửa siêu thanh và vũ khí bắn hạ chúng?
Theo Kênh 12 của Israel, Tham Mưu Trưởng IDF, ông Aviv Kochavi đã chỉ đạo các lực lượng không quân Israel chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào các cơ sở Trung ương đến chương trình hạt nhân của Iran. Hiện một số cuộc diễn tập với kịch bản tấn công nhằm vào Iran đang được thực hiện.
"Một phần đáng kể trong việc tăng cường ngân sách quốc phòng nhằm mục đích chống lại chương trình hạt nhân của Iran. Đây là công việc rất phức tạp, đòi hỏi thêm nhiều thông tin tình báo, khả năng tác chiến và vũ khí hơn. Chúng tôi đang giải quyết tất cả điều này", tướng Kochavi nói.
Nguồn tin này cho biết, số tiền 1,5 tỷ USD nói trên được dùng để trang bị các loại máy bay không người lái (UAV) trinh sát và vũ khí chuyên biệt cho cuộc tấn công nhằm vào hầm ngầm kiên cố dưới mặt đất của Iran.
Tiêm kích F-15I của Israel. |
Không rõ Israel sẽ làm thế nào khi tấn công những cơ sở hạt nhân của Iran bởi phần lớn chúng đều nằm sâu dưới lòng đất và dưới những lớp đá vững chắc của dãy núi Zagros.
Người ta suy đoán rằng bom diệt hầm ngầm GBU-72 Advanced 5K Penetrator nặng hơn 2,2 tấn vừa được Mỹ thử nghiệm có thể là chìa khóa cho vấn đề này. Bởi những chiếc F-15I có thể mang chúng.
Việc dùng GBU-72 là hoàn toàn có thể bởi khi Mỹ thử GBU-72 được thực hiện có dựa trên kinh nghiệm Irael thu được trong các trận không kích mạng lưới hầm ngầm của Hamas ở Dải Gaza trong đợt giao tranh hồi tháng 5/2021.
Dù IDF dùng GBU-72 hay bất kỳ loại bom đạn nào khác thì theo đánh giá của giới chuyên gia, việc thực hiện một cuộc không kích vào cơ sở hạt nhân của Iran chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng.
Nếu so sánh, cuộc oanh kích của Israel nhằm vào lò phản ứng hạt nhân Osiraq của Iraq năm 1981 và một cuộc tấn công ở Syria năm 2007 là các chiến dịch đơn giản hơn nhiều, chỉ đòi hỏi Tel Aviv tấn công một mục tiêu đơn lẻ trên mặt đất.
Bên cạnh đó, cả Syria và Iraq đều không có các năng lực phòng không tinh vi. Còn với một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran, sẽ đầy rẫy những khó khăn và ẩn chứa nguy hiểm.
Khó khăn đầu tiên là khoảng cách về địa lý. Các phi công Israel sẽ gần đạt tới hoặc vượt quá tầm bay tối đa của những chiếc phi cơ F-15 và F-16 bởi quảng đường đến Iran khoảng 2.000km.
Người Israel hoặc phải cần đến nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không hoặc hạ cánh đâu đó trên hành trình để tiếp nhiên liệu. Hiện chưa rõ liệu có nước nào cho phép làm điều này hoặc liệu Israel có thể thiết lập một cơ sở tiếp nhiên liệu bí mật nào đó trên sa mạc hay không.
Tiếp nhiên liệu trên không cũng có rất nhiều khó khăn. Không lực Israel có năng lực tiếp nhiên liệu hạn chế, và nếu vận hành bất kỳ một chiếc nào trong 4 chiếc máy bay tiếp dầu KC-130 của mình, họ sẽ phải cử các máy bay chiến đấu đi theo bảo vệ và điều này càng kéo căng thêm các nguồn lực.
Bay qua bầu trời Iraq là tuyến thẳng nhất đối với các phi công Israel. Hiện Iraq không đủ khả năng bảo vệ hiệu quả không phận của mình và thực tế đó có thể cho Israel một con đường tiếp cận Iran trong khi phải duy trì một yếu tố bất ngờ.
Tuy nhiên, khi phải tiếp nhiên liệu trên không, cả đội bay của Israel dễ dàng lộ diện trên màn hình radar Iran cho dù có sự tham gia của tiêm kích tàng hình F-35I.
Khó khăn tiếp theo Israel gặp phải là hệ thống Phòng không của Iran. Máy bay Israel có thể chọc thủng các hàng rào phòng không Iran. Nhưng theo giới phân tích, Israel sẽ cần phải điều thêm máy bay để gây nhiễu radar và theo cách khác, phải vô hiệu hóa các hệ thống tên lửa và radar của Iran.
Nhưng khi phải đối diện với lưới lửa phòng không S-300, cơ hội thành công cho chiến đấu cơ Israel là rất thấp. Bởi S-300PMU2 được đánh giá là một trong những hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất thế giới, hệ thống này có thể tiêu diệt đồng thời 24 máy bay trong vòng 200km hoặc đánh chặn 16 tên lửa đạn đạo loại tầm ngắn - tầm trung.
Mỗi mục tiêu có thể bị tiêu diệt bằng 1 quả tên lửa hoặc theo loạt gồm 2 quả tên lửa. Khi bắn loạt, quả tên lửa thứ nhất sẽ được phóng bởi trắc thủ, còn quả thứ hai sẽ được phóng ở chế độ tự động. Với sức mạnh của S-300, Israel sẽ phải đương đầu với mối nguy hiểm cực lớn nếu thực hiện không kích Iran.
Ngoài khó khăn về khoảng cách về địa lý và sức mạnh phòng không Iran, các phương tiện tấn công của Israel còn có thể bị vô hiệu mà không cần dùng tới tên lửa S-300 khi thực hiện tấn công Iran.
Cụ thể, Nga được cho là đã chuyển giao cho Iran hàng loạt hệ thống tác chiến điện tử tối tân thế hệ mới nhất là Moskva-1 và Rtut-BM, sản phẩm của nhà sản xuất KRET.
Moskva-1 có phạm vi hoạt động hiệu quả lên tới 400km cao hơn hẳn các tổ hợp EW trước đây của Quân đội Nga. Bên cạnh đó việc sử dụng một radar thụ động giúp Moskva-1 không phát ra bất cứ tín hiệu nào mà chỉ tiếp nhận và phân tích dữ liệu từ bên ngoài.
Moskva-1 không chỉ hoạt động như một tổ hợp áp chế điện tử mà còn như một trong trung tâm trinh sát và chỉ huy chiến trường và hoàn toàn vô hình trước các thiết bị trinh sát điện tử của đối phương.
Cùng với Moskva-1, Rtut-BM 1L262E cũng là một trong những tổ hợp tác chiến điện tử hiện đại khác cũng được coi là 'sát thủ' đối với bất kỳ cuộc xâm nhập nào từ bên ngoài nhằm vào Iran.
End of content
Không có tin nào tiếp theo