Quốc tế

Cường kích khổng lồ Mỹ uy lực hơn nhờ tích hợp vũ khí laser

Cường kích AC-130J, phi cơ được mệnh danh 'Lô cốt bay' của không quân Mỹ, sẽ được trang bị vũ khí laser AHEL để thử nghiệm vào năm sau nhằm tăng thêm sức chiến đấu.

Kho vũ khí hạt nhân khủng khiếp của Mỹ hiện tại / 'Sát thần' Kalibr của Nga khiến Mỹ đi từ bất ngờ tới lo sợ

Tập đoàn Lockheed Martin ngày 7/10 thông báo bàn giao cho không quân Mỹ tổ hợp Laser Năng lượng cao Hàng không (AHEL) với cấu hình tương thích với cường kích AC-130J.

Tổ hợp này sau đó sẽ được tích hợp với hệ thống điều khiển chùm tia, tham gia thử nghiệm trên mặt đất trước khi được lắp lên máy bay AC-130J.

Bộ Chỉ huy Chiến dịch Đặc biệt Mỹ (SOCOM) cho biết hoạt động thử nghiệm AC-130J gắn thêm pháo laser AHEL sẽ bắt đầu từ tháng này. SOCOM nhiều lần cho biết AHEL sẽ có công suất khoảng 60 kW, cùng lớp với vũ khí Laser HELIOS được Lockheed Martin cung cấp cho hải quân Mỹ.

Trong thông cáo hồi tháng 1/2019, Lockheed Martin thông báo đang triển khai chương trình tích hợp, thử nghiệm và trình diễn pháo laser mới trên AC-130J.

Aculight Corporation, thuộc Lockheed Martin, hồi tháng 7-2021 cho biết, đã nhận hợp đồng trị giá 12 triệu USD từ Trung tâm Tác chiến trên biển của hải quân Mỹ cho dịch vụ kỹ thuật, tích hợp, thử nghiệm và trình diễn AHEL.

Vũ khí laser như AHEL được đánh giá là sự bổ sung đáng giá cho kho vũ khí của AC-130J. Pháo laser có thể hạ nhiều mục tiêu khác nhau trong khi đối phương không nhận ra mình bị tấn công.

Trung tướng Brad Webb, từng giữ chức tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến dịch Đặc biệt của Không quân Mỹ (AFSOC), cho biết một máy bay AC-130J được lắp vũ khí laser năng lượng cao có thể vô hiệu hóa hoặc phá hủy máy phát điện, động cơ xe bán tải, thiết bị liên lạc và máy bay không người lái (UAV) đang đỗ trên mặt đất.

"Không có tiếng động hay tiếng nổ nhỏ nhất, thậm chí không có cả tiếng động cơ máy bay, 4 loại mục tiêu chính kia vẫn bị vô hiệu hóa vĩnh viễn", tướng Webb nói.

Đây không phải lần đầu không quân Mỹ thử nghiệm vũ khí laser trên máy bay. Một số cuộc thử nghiệm khác nhau diễn ra trong năm 1990-2000 cho thấy tiềm năng của việc lắp pháo laser lên máy bay AC-130.

Tuy nhiên, một số hạn chế như kích thước, trọng lượng của tổ hợp laser cùng yêu cầu về công suất nguồn điện và khả năng làm mát khiến không quân Mỹ chỉ dừng lại ở thử nghiệm và chưa lắp vũ khí laser lên AC-130.

AC-130J Ghostrider là biến thể hiện đại nhất từ loại cường kích hạng nặng AC-130 của không quân Mỹ. Sức mạnh từ loại cường kích tối tân này có thể bẻ gãy một cuộc tiến quân của từ một đạo quân của đối phương.

Được biết, loại máy bay này vốn được thiết kế sửa đổi từ khung gầm của máy bay vận tải hàng trung C-130J của Mỹ.

Hãng Lockheed Martin sẽ bàn giao tổng cộng 32 chiếc Ghostrider cho Bộ chỉ huy các lực lượng đặc nhiệm của Không quân Mỹ (AFSOC), tổng giá trị của hợp đồng này lên tới 2,4 tỷ USD.

Chiếc máy bay AC-130J đầu tiên được bàn giao từ hồi tháng 1-2013, với tên gọi chính thức là Ghostrider, trong khi chiếc cuối cùng trong lô này sẽ được bàn giao cuối năm nay.

Đặc điểm nổi bật nhất của AC-130J là nó kết hợp khả năng bay cực tốt của vận tải cơ đặc nhiệm AC-130J và hỏa lực yểm trợ mạnh mẽ của dòng AC-130.

Nhờ đó, AC-130J có thể đảm đương nhiệm vụ không kích yểm trợ lính đặc nhiệm tấn công lẫn khi rút lui và bảo vệ vùng trời tại khu chiến.

Thậm chí AC-130J có sức mạnh đủ để chế áp các mục tiêu được lên kế hoạch trước lẫn các mục tiêu xuất hiện ngoài dự kiến.

Về hỏa lực, khẩu pháo 105mm đã được loại bỏ để thay thế bằng các tên lửa không đối đất hiện đại.

Mỗi chiếc AC-130J có thể mang hàng chục quả tên lửa không đối đất để diệt các mục tiêu tầm xa.

Ngoài tên lửa, AC-130J còn có thể mang theo các loại bom lượn thông minh để tấn công mục tiêu từ khoảng cách hàng trăm kilomet.

Ngoài việc treo tên lửa trên cánh, AC-130J còn trang bị bệ phóng tên lửa ở phía sau khoang hàng, máy bay sẽ mở cửa đuôi để có thể khai hỏa.

Do được lắp đặt các hệ thống điện tử tối tân nên kíp điều khiển AC-130J có thể dễ dàng nhận biết và tấn công ngay khi phát hiện mục tiêu.

Các thiết bị điện tử tinh vi trên AC-130J có thể kể đến một số như thiết bị cảnh báo rađa AN/ALR-56M, hệ thống cảnh báo đang bị tên lửa khóa AN/AAR-47 (V) 2, hệ thống phóng mồi nhiễu AN/ ALE-47. Không quân Mỹ đã phát triển và lắp đặt hệ thống bộ vũ khí chính xác (PSP) cho AC-130J. Các thiết bị thông tin tình báo, quan sát và trinh sát trong hệ thống PSP bao gồm hai cảm biến quang-điện tử, hệ thống hiển thị trên mũ phi công, hệ thống trao đổi dữ liệu hình ảnh, thông tin đa năng.

Ở khoang sau là hệ thống chỉ huy toàn bộ hỏa lực của AC-130J, ngoài ra máy bay còn có thiết bị kiểm soát hỏa lực tiên tiến.

AC-130J Ghostrider có chiều dài 29,3m, cao 11,9m và sải cánh 39,7m. Nó có thể bay ở độ cao tối đa 8.500m với tải trọng hàng 19 tấn.

 

Khối lượng cất cánh tối đa của AC-130J là 74 tấn. Chiếc “lô cốt bay” thế hệ thứ 4 này biên chế tổ bay gồm 2 phi công, 3 sĩ quan điều khiển hệ thống tác chiến và 3 pháo thủ.

AC-130J sử dụng 4 động cơ cánh quạt 6 lá Rolls-Royce AE 2100D3 với lực đẩy 3.458kW mỗi cái. Máy bay có thể bay quãng đường dài 4.800km mà không cần tiếp dầu và có thể bay tốc độ 670km/h ở độ cao 6,7km. Đây được coi là cường kích mạnh nhất hiện nay trên thế giới.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm