Quốc tế

NATO đối mặt vũ khí khủng hơn "Bàn tay thần chết"

Hệ thống phản công hạt nhân Perimeter (Bàn tay chết) chế tạo dưới thời Liên Xô và đang phục vụ trong Quân đội Nga luôn khiến NATO lo sợ.

Mỹ sẽ có vũ khí siêu thanh mạnh hơn Kinzhal? / Cường kích khổng lồ Mỹ uy lực hơn nhờ tích hợp vũ khí laser

Hệ thống phản công hạt nhân Perimeter (phương Tây gọi bằng cái tên Dead Hand - Bàn tay thần chết) là một tổ hợp vũ khí trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thông thường, nhưng thay vì mang đầu đạn hạt nhân, chúng được lắp đặt hệ thống truyền dẫn cực mạnh và có khả năng chống lại tác chiến điện tử.

Thay vì bay thẳng tới mục tiêu, quả đạn nói trên lại bay trên bầu trời, gửi lệnh khai hỏa tới tất cả tên lửa chiến lược được đặt trong hầm ngầm, máy bay, tàu chiến, tàu ngầm, bệ phóng mặt đất.

Hệ thống Perimeter vận hành hoàn toàn tự động mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ con người. Quyết định phóng tên lửa được thực hiện bởi cơ chế kiểm soát tự động ứng dụng trí thông minh nhân tạo rất phức tạp.

Theo giới chức quân sự Nga, cho dù kẻ thù có tấn công trước hay không cũng chẳng thành vấn đề, bởi vì đối phương chắc chắn sẽ phải nhận đòn đáp trả. Thực tế trên là sự đảm bảo cho "hòa bình hạt nhân" trên khắp hành tinh.

NATO doi mat vu khi khung hon
Phương Tây đang phải đối diện với tổ hợp phản công hạt nhân thế hệ mới của Nga còn đáng sợ hơn "Bàn tay chết"

Mặc dù Perimeter vẫn là thứ vũ khí đáng gờm, nhưng chuyên gia quân sự Alexei Leonkov lại nhận định rằng các nước phương Tây không nên lo ngại vì nó nữa, vì nó đã được thay thế bằng một hệ thống còn nguy hiểm hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn với iReactor, Giám đốc thương mại Tạp chí "Kho vũ khí của Tổ quốc" cho biết, Lực lượng vũ trang Nga thực chất từ lâu đã từ bỏ việc sử dụng Perimeter và chuyển sang một hệ thống khác - Tổ hợp cảnh báo tấn công tên lửa.

“Họ sống trong sự giam cầm của những ảo tưởng. Bây giờ chúng tôi đã có một hệ thống hoàn toàn khác - hoàn hảo hơn và nguy hiểm hơn nhiều, vì vậy bạn không nên chơi với chúng tôi trong kịch bản chiến tranh hạt nhân toàn diện của thế chiến thứ ba”, chuyên gia Leonkov nói.

Tổ hợp phản công hạt nhân mới của Nga có khả năng xác định vị trí phóng tên lửa đạn đạo với sự trợ giúp của vệ tinh và truyền thông tin này đi xa hơn, tính toán thời điểm tên lửa đến và hướng dẫn các phương tiện tấn công trả đũa.

Ông Leonkov nhấn mạnh rằng Phương Tây không có một hệ thống cảnh báo với tính năng ưu việt như vậy, cho nên ưu thế về lực lượng hạt nhân chiến lược vẫn luôn nghiêng về phía Moskva.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm