Báo Trung Quốc: Ukraine chắc hẳn đắc tội Mỹ, Anh, Đức vì đi cầu viện mà có hành động kỳ quặc
Chiến cơ Ukraine dụ máy bay Nga vào bẫy, hỏa lực ồ ạt nã ra từ 2 phía: Thiệt hại hàng loạt / NÓNG: Nga tuyên bố diệt 4 Su-24, 1 Su-27 Ukraine - Quyết tâm quét sạch bầu trời
Hành động "khó hiểu" của Quốc hội Ukraine
Vào ngày 23/3, tài khoản mạng xã hội Twitter chính thức của Quốc hội Ukraine, Verkhovna Rada, đã đăng tải một bức ảnh so sánh hai sự kiện vào năm 1943 và 2022 với thông điệp kêu gọi các nước phương Tây như Anh, Mỹ thiết lập vùng cấm bay ở nước này.
Phía trên bức ảnh có dòng chữ bằng tiếng Ukraine mang nghĩa "khi không phận được mở (tạm dịch) và một thông điệp bằng tiếng Anh yêu cầu phương Tây "#CloseTheSky over Ukraine" (tạm dịch: Đóng cửa không phận ở Ukraine".
Bức ảnh đầu tiên so sánh sự kiện Anh-Mỹ ném bom ở Đức và Nga pháo kích Kharkov.
Đáng chú ý, bức ảnh năm 1943 là sự kiện Anh-Mỹ ném bom xuống thành phố Hamburg (Đức) trong Thế chiến thứ 2. Còn bức ảnh năm 2022 là thành phố Kharkov của Ukraine bị không kích trong cuộc xung đột với Nga.
Tuy nhiên, nhận định về động thái của Quốc hội Ukraine, hãng tin RT (Nga) cho rằng việc ví von như vậy cũng đồng nghĩa với việc Ukraine tự so sánh mình với Đức Quốc xã, khiến bức ảnh càng trở nên khó hiểu và hài hước hơn ...
Theo tờ Guancha (Trung Quốc), sau khi bị truyền thông Nga và người dùng mạng Twitter chế giễu, Quốc hội Ukraine đã xóa dòng tweet gốc và đăng tải một bức ảnh khác cùng chủ đề. Lần này bức ảnh bên trái được thay thế bằng bức Vụ ném bom ở London do Đức Quốc xã thực hiện năm 1940.
Bức ảnh thứ hai được thay thế
Báo Trung Quốc: Hiệu ứng ngược
Báo Trung Quốc cho rằng, động thái của phía Ukraine ban đầu hy vọng sử dụng hình ảnh Hamburg bị ném bom để cảnh báo các nước NATO về hậu quả nghiêm trọng của việc không ủng hộ việc thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine. Tuy nhiên, tác dụng của nó đã gây hiệu ứng ngược.
"Ukraine muốn tận dụng chủ đề này và đã chọn bức ảnh có chủ đề về "cuộc không kích gây hậu quả nghiêm trọng ở Hamburg, Đức. Sự kiện xảy ra trong Thế chiến thứ hai, khi Lực lượng Không quân Đồng minh do Anh và Mỹ dẫn đầu thực hiện các cuộc không kích trên lãnh thổ Đức và các khu vực Đức kiểm soát", Guancha cho biết. "Sau năm 1943, mục đích ném bom chiến lược của Anh-Mỹ được xác định là nhằm làm suy yếu sức mạnh quân sự, kinh tế và công nghiệp của Đức. Thành phố công nghiệp Hamburg là một trong những mục tiêu ném bom đó...".
Báo Trung Quốc cho hay, thực sự rất kỳ quặc khi Anh-Mỹ đang là đối tượng Ukraine tích cực cầu viện quân sự trong bối cảnh xung đột hiện tại nhưng cũng lại là bên bị Ukraine lên án vì hành động quân sự trong quá khứ. Còn Đức đã bị ném bom do kích động chiến tranh phát xít nên nên động thái của Ukraine vừa xong có thể khiến Đức vô cùng khó xử.
Tờ này cho rằng, hành động của Quốc hội Ukraine chắc hẳn sẽ "đắc tội" ba ông lớn mà nước này đang yêu cầu viện trợ quân sự.
End of content
Không có tin nào tiếp theo