Quốc tế

Điểm yếu của NASAMS – hệ thống vũ khí Mỹ chuyển cho Ukraine

Một số chuyên gia quân sự bày tỏ hoài nghi trước nhận định rằng, hệ thống NASAMS sẽ trở thành vũ khí thay đổi tình hình xung đột ở Ukraine.

Nga tuyên bố UAV cảm tử Lancet có thể chống lại vũ khí laser, chuyên gia nói gì? / Kho pháo khổng lồ phương Tây viện trợ cho Ukraine

Nhu cầu cấp bách của Ukraine

Mỹ cam kết sẽ cung cấp Hệ thống Tên lửa Đất đối Không Tiên tiến Quốc gia (NASAMS) cho Ukraine sau khi Nga tiến hành không kích UAV và tên lửa vào các thành phố của nước này từ ngày 10/10. Theo một số bài báo, hệ thống này đang được lắp đặt ở Ukraine.

Tháng trước, nhà sản xuất NASAMS là Raytheon Technologies thông báo đã vận chuyển 2 hệ thống phòng không NASAMS đầu tiên chính phủ Mỹ cam kết cung cấp cho Ukraine. Theo New York Times, khoảng 100 binh lính Ukraine đang được quân đội Na Uy huấn luyện sử dụng hệ thống NASAMS ở Đức.

Diem yeu cua nasams he thong vu khi my chuyen cho ukraine hinh anh 1
Hệ thống phòng không phóng từ mặt đất IRIS-T từ Đức. Ảnh: Eurasian Times

Ukraine đã yêu cầu phương Tây hỗ trợ hệ thống phòng không này để đối phó với các cuộc tấn công sử dụng UAV cảm tử giá rẻ từ Nga. Trước các cuộc tấn công dồn dập của Nga vào mạng lưới điện và các cơ sở hạ tầng quan trọng, nhu cầu này của Kiev ngày càng cấp bách.

NASAMS là một hệ thống phòng không mạnh mẽ mà Mỹ sử dụng để bảo vệ khu vực không phận nhạy cảm quanh Nhà Trắng và Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Washington. Hệ thống này có tầm bắn khoảng 161km và Ukraine tin rằng đây là vũ khí có thể thay đổi tình hình xung đột, tương tự như hệ thống HIMARS được vận chuyển cho Kiev hồi đầu năm nay.

Bên cạnh NASAMS, hệ thống IRIS-T từ Đức đã được Ukraine triển khai và được khen ngợi về tính hiệu quả. Tuy nhiên, NASAMS là hệ thống còn vượt trội hơn bởi đây là hệ thống phòng không phóng từ mặt đất tầm ngắn cho tới tầm trung có thể thực hiện tác chiến mạng trung tâm (NCW - là hình thức tác chiến, trong đó tất cả các hệ thống chiến đấu của các quân binh chủng được tích hợp vào một mạng thông tin thống nhất - ND).

Trong cuộc xung đột ở Ukraine hiện nay, Nga đã triển khai các tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, trên không và trên biển để tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng ở Ukraine. Việc xác định và tấn công các tên lửa hành trình là một nhiệm vụ đầy thách thức với Ukraine giữa bối cảnh hệ thống phòng không của nước này bị áp đảo.

Chuyên gia quân sự Roman Svitan nhận định, 2 mà Mỹ cung cấp cho Ukraine có thể "đóng cửa" không phận Kiev. Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự khác bày tỏ sự hoài nghi trước nhận định hệ thống NASAMS sẽ trở thành vũ khí thay đổi cuộc chơi.

 

Điểm yếu của hệ thống NASAMS

Chuyên gia Roman Svitan cho biết, NASAMS có thể phóng tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến (AMRAAM) AIM-120, chủ yếu được sử dụng cho các nhiệm vụ tác chiến trên không.

Theo ông Roman Svitan, NASAMS sử dụng các tên lửa không đối không để phá hủy các mục tiêu như tên lửa hành trình, UAV và máy bay. Các tên lửa AIM-120 AMRAAM được Mỹ sử dụng rộng rãi và là nền tảng cho khả năng chiến đấu của quân đội nước này. Dù vậy, hiện chưa rõ các tên lửa trên có nằm trong gói hỗ trợ hệ thống NASAMS mà Mỹ vận chuyển cho Ukraine hay không.

Diem yeu cua nasams he thong vu khi my chuyen cho ukraine hinh anh 2
Hệ thống NASAMS. Ảnh: Eurasian Times

NASAMS có thể phóng AIM-9X Sidewinder, Tên lửa Không đối không Tầm trung Tiên tiến (AMRAAM) và AMRAAM-Extended.

Nếu Ukraine nhận được AIM-120 AMRAAM, cần phải lưu ý rằng các tên lửa này có một số hạn chế khi được phóng từ NASAMS. Khi được triển khai từ chiến đấu cơ, AMRAAM có năng lượng phóng cao (tốc độ và độ cao). Tuy nhiên, khi được phóng từ mặt đất, tên lửa này không có năng lượng như vậy. Nó phải tăng tốc dần và sử dụng nhiên liệu từ motor tên lửa.

 

Do đó, tầm bắn của nó chỉ giới hạn trong khoảng 30km, không thể cung cấp phòng không trong phạm vi một khu vực.

NASAMS là một hệ thống phòng không được phát triển để bảo vệ các mục tiêu có giá trị cao.

Về ngắn hạn, tầm bắn ngắn của NASAMS có thể sẽ là gây ra bất lợi bởi nó cần tấn công vào một số cơ sở hạ tầng, trung tâm chỉ huy và liên lạc. Vì thế Ukraine sẽ cần nhiều hơn 2 hệ thống NASAMS.

Dù vậy, thay vì nhắm vào mục tiêu là các cơ sở hạ tầng, NASAMS có lẽ được sử dụng để bảo vệ giới lãnh đạo Ukraine và các trung tâm chỉ huy mà Nga nhắm tới. Khi hệ thống NASAMS được triển khai, Nga có thể sẽ sử dụng các tên lửa đạn đạo hoặc UAV cảm tử Geran-2 để tấn công.

Iain Boyd, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến An ninh Quốc gia thuộc Đại học Colorado nhận định với Newsweek rằng, NASAMS có thể giúp Ukraine đạt được khả năng nhất định nhưng sẽ gặp khó khăn để đối phó với các tên lửa Killjoys.

 

Bất chấp những hạn chế trên, phương Tây và Ukraine vẫn cho rằng hệ thống này có thể mang đến khả năng phòng thủ hiệu quả cho Kiev trước các mối đe dọa từ Nga. Mỹ không nêu cụ thể liệu biến thể hay nguyên mẫu của hệ thống này được vận chuyển cho Ukraine nhưng các chuyên gia cho rằng các hệ thống mà Kiev nhận được nhiều khả năng là NASAMS-II.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm