Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 3/12
Ukraine huy động chiến đấu cơ Su-17 duy nhất còn trong biên chế / Động cơ giai đoạn hai Izdeliye 30 đã được Nga trang bị cho tiêm kích Su-57
Khoảnh khắc UAV cảm tử của Nga lao thẳng vào xe tăng Leopard 2A4 ở Zaporizhzhia: Đoạn video do Nga công bố cho thấy hình ảnh chiếc xe tăng Leopard 2A4 mà Ukraine sử dụng ở Zaporizhzhia bị phá hủy từ 2 góc độ, cả từ UAV cảm tử và UAV nhắm mục tiêu.
phòng Nga công bố đoạn video ghi lại cảnh UAV cảm tử phá hủy xe tăng Leopard 2A4 do Đức sản xuất mà Ukraine sử dụng ở Rabotino, vùng Zaporizhzhia. Đoạn video cho thấy hình ảnh chiếc xe tăng bị phá hủy từ 2 góc độ, cả từ UAV cảm tử và UAV nhắm mục tiêu.
Binh lính Ukraine khai hỏa theo hướng Bakhmut. Ảnh: Getty.
Nga tuyên bố đang tiến quân theo mọi hướng trên chiến trường Ukraine: Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu tuyên bố, lực lượng Nga đang tiến quân the mọi hướng trên chiến trường. Trong khi đó, năng lực tác chiến của Ukraine đã suy giảm đáng kể và vũ khí phương Tây không giúp họ đạt được mục tiêu.
Viễn cảnh đàm phán hòa bình Nga – Ukraine trong mùa đông đầy thách thức: Mùa đông năm nay có thể sẽ chứng kiến tình trạng bế tắc kéo dài trên chiến trường ở Ukraine khi không bên nào từ bỏ các cuộc tấn công. Mặc dù vậy, có những diễn biến gần đây khiến một số người nhận định, có khả năng hai bên sẽ ngồi vào bàn đàm phán trong năm tới.
Phát hiện thẻ sim Ukraine khi mổ xẻ UAV cảm tử của Nga: Một UAV Shahed bị bắn rơi ở Ukraine được phát hiện có có thẻ SIM của Ukraine bên trong. Các nhà phân tích cho rằng đây có thể là cách được Nga sử dụng để điều khiển máy bay không người lái tấn công.
ISW trích dẫn nguồn tin Ukraine ngày 29/11 nói rằng “một máy bay không người lái Shahed của Nga bị bắn hạ có chứa thẻ SIM Kyivstar. Điều này được cho là cho phép các lực lượng Nga khai thác mạng di động Kyivstar để theo dõi vị trí của UAV và thay đổi đường bay của nó”.
Nga đối mặt UAV Ukraine có khả năng phát hiện và diệt mục tiêu trong 80 giây: Cuộc tấn công chớp nhoáng bằng UAV của Ukraine vào xe chiến đấu Nga chỉ mất có 80 giây. UAV, tác chiến điện tử và các biện pháp dọn đường lý giải cho việc nhóm nhỏ thủy quân lục chiến Ukraine vẫn bám trụ được đầu cầu ở sông Dnipro dù Nga cố gắng đánh bật họ.
Ukraine muốn tự sản xuất vũ khí để giảm phụ thuộc vào phương Tây: Trong cuộc phỏng vấn với AP, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận cuộc phản công mùa hè không mang lại kết quả như mong muốn do tình trạng thiếu vũ khí và lực lượng mặt đất kéo dài. Ông nói thêm rằng Ukraine đang tập trung cho giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột với Nga bằng cách thúc đẩy sản xuất vũ khí trong nước.
Cơ hội cho Ukraine khi hệ thống phòng thủ Crimea gián đoạn do bão: Cơn bão hôm 27/11 đã khiến khu vực Bán đảo Crimea và các hệ thống bảo vệ cảng Sevastopol của Nga gặp hư hại làm gián đoạn khả năng phòng thủ của khu vực này. The War Zone cho biết “Tác động của cơn bão có thể cho phép Ukraine lợi dụng những lỗ hổng trong hệ thống phòng không, hệ thống phòng thủ tại cảng và giám sát trên biển sau cơn bão”, đồng thời nhận định cơn bão “gây ra tình trạng gián đoạn lớn đối với tuyến hậu cần phục vụ chiến dịch của Nga”.
Mỹ chậm gửi lô tên lửa tầm xa độ chính xác cao GLSDB cho Ukraine: Ukraine sẽ phải đợi đến năm sau mới có thể nhận được lô hàng bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) để giúp Kiev nâng cao khả quân sự. GLSDB là loại đạn kết hợp giữa rocket M26 và bom đường kính nhỏ GBU-39 do Boeing và Saab hợp tác sản xuất, có thể phóng từ bệ mặt đất như tổ hợp pháo phản lực phóng loạt M270 (MRLS) và hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025