Quốc tế

Động cơ giai đoạn hai Izdeliye 30 đã được Nga trang bị cho tiêm kích Su-57

Tiêm kích Su-57 sẽ nâng cao khả năng chiến đấu nhờ việc bổ sung động cơ Izdeliye 30, hay động cơ giai đoạn hai, theo tuyên bố của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec, Nga.

Mỹ cạn vũ khí đánh chặn vì xung đột Trung Đông / Không quân Nga thực sự cần tiêm kích Su-75 hay MiG-35 trong tác chiến?

Thông báo cho công chúng, cơ quan báo chí của Tập đoàn Rostec cho biết quá trình phát triển tiêm kích Su-57 đang được tiến hành. Trọng tâm là nâng cao khả năng chiến đấu thông qua việc tích hợp các công nghệ tiên tiến, giúp nâng cao hiệu quả tổng thể.

Thông báo cho công chúng, cơ quan báo chí của Tập đoàn Rostec cho biết quá trình phát triển tiêm kích Su-57 đang được tiến hành. Trọng tâm là nâng cao khả năng chiến đấu thông qua việc tích hợp các công nghệ tiên tiến, giúp nâng cao hiệu quả tổng thể.

“Tiêm kích Su-57 được thiết kế để hoạt động với cả động cơ giai đoạn một và giai đoạn hai. Máy bay này đã đáp ứng các yêu cầu cơ bản của chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, ngay cả với động cơ giai đoạn đầu”, dịch vụ báo chí của Rostec nêu chi tiết.

Hơn nữa, nhà sản xuất cho biết Su-57 đang tiến hành thử nghiệm với động cơ giai đoạn hai. Hợp đồng hiện có bao gồm kế hoạch cung cấp máy bay được trang bị động cơ tiên tiến này.

Trong khi Rostec không tiết lộ chi tiết về khả năng chiến đấu được nâng cao của máy bay, thì chuyên gia hàng không Thakur - một nhà phân tích quốc phòng nổi tiếng người Ấn Độ đã đưa ra một phân tích toàn diện về việc nâng cấp động cơ của Su-57.

 

Trong đánh giá trên tờ EurAsian Times, ông Thakur nói rõ rằng ban đầu Su-57 dự định sử dụng động cơ Izdeliye 30 mang tính đột phá, cho phép thực hiện chuyến bay hành trình siêu âm mà không phụ thuộc vào buồng đốt sau vốn rất tốn nhiên liệu.

Trong suốt giai đoạn phát triển và thử nghiệm, Su-57 dựa vào động cơ tạm thời - đó là loại NPO Saturn Izdeliye 117, phát triển từ động cơ phản lực cánh quạt đẩy AL-41F1S của Su-35.

Việc sử dụng động cơ Izdeliye 30 được kỳ vọng sẽ tăng cường đáng kể lực đẩy và hiệu suất sử dụng nhiên liệu của chiếc máy bay chiến đấu, đồng thời giảm trọng lượng và nhu cầu bảo trì.

 

Một tính năng nổi bật của Izdeliye 30 là vòi phun hình chữ V, nổi tiếng với khả năng tăng hiệu suất lực đẩy, độ ổn định, mang lại khả năng cơ động và hiệu suất tổng thể cao, đồng thời giảm tiếng ồn.

Đáng chú ý, việc bổ sung các vòi phun kiểu mới có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức độ bộc lộ tín hiệu radar và hồng ngoại (IR) của máy bay trước các phương tiện trinh sát của đối phương.

Việc triển khai các vòi phun này sẽ điều chỉnh sự phân bố và hình dạng nhiệt độ của ống xả, khiến việc phát hiện và theo dõi máy bay bằng khí tài hồng ngoại và radar trở nên khó khăn hơn, từ đó tăng cường tính năng tàng hình tổng thể.

 

Cần nhấn mạnh, AL-51F1, còn được gọi bằng cái tên Izdeliye 30, là động cơ phản lực cánh quạt tiên tiến với thiết kế hai trục, có buồng đốt sau.

Cấu trúc của động cơ mạnh mẽ này bao gồm cánh quạt ba giai đoạn, được dẫn động bởi turbine áp suất thấp một giai đoạn, kết hợp thêm với máy nén áp suất cao năm giai đoạn được đẩy bằng turbine áp suất cao một giai đoạn.

Khi so sánh với động cơ thế hệ trước AL-41F1 thì AL-51F1 thể hiện những cải tiến đáng chú ý. Đầu tiên, nó kết hợp các bộ phận bằng nhựa sợi thủy tinh và vòi sử dụng các cánh có răng cưa.

 

Những chi tiết này được thiết kế để giảm thiểu khả năng hiển thị radar của máy bay. Hơn nữa, AL-51F1 tự hào có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng tăng 19%, lực đẩy cụ thể tăng 6,4% và mức tiêu thụ nhiên liệu giảm 9%.

Về công suất, lực đẩy của động cơ phản lực cánh quạt này ước tính đạt 107,9 kN (24.300 lbf) khi hoạt động không có bộ đốt sau và 166,8 kN (37.500 lbf) khi sử dụng bộ đốt sau.

AL-51F1 còn được trang bị hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số (FADEC), giúp gia tăng độ tin cậy trong những điều kiện làm việc khác nhau.

 

- Video: UAV Orbiter 2 - “Mắt thần” của lực lượng pháo binh. Nguồn: QĐND.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm