Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 9/11
Nga sẽ có chiến hạm chỉ 800 tấn nhưng mang được trực thăng Ka-52 / Phi đội máy bay ném bom Mỹ giảm mạnh nhưng vẫn 'bao phủ' địa cầu
Ukraine tuyên bố đẩy lùi mũi tấn công của Nga trên 5 mặt trận: Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine ngày 7/11 cho biết, trong vòng 24 giờ qua đã có 36 cuộc giao tranh xảy ra giữa Nga và Ukraine.
Binh sỹ Ukraine ở một ngôi làng thuộc Kherson mà Ukraine. (Ảnh: Getty)
Lực lượng phòng vệ Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tiến công của Nga tại 5 hướng lớn gồm TP Kupiansk (tỉnh Kharkiv), Bakhmut, Avdiivka, Maryinka và Shakhtarske (đều ở tỉnh Donetsk, vùng Donbass, miền đông Ukraine).
Theo Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, tình hình hoạt động của Ukraine ở các khu vực miền đông và miền nam vẫn còn rất khó khăn. Trong ngày qua, quân đội Nga đã 3 lần nã tên lửa, 35 lần không kích và 30 lần khai hoả các hệ thống pháo phản lực bắn loạt (MLRS) nhằm vào vị trí của lực lượng phòng thủ và các khu định cư ở Ukraine.
Mỹ lo tên lửa ATACMS không tạo ra khác biệt trên chiến trường Ukraine? Theo RT, giới chức Mỹ đang lo ngại về tính hiệu quả của các tên lửa tầm xa nước này gửi cho Ukraine, nói rằng chúng có thể không phải là yếu tố tạo ra sự khác biệt đáng kể trong cuộc xung đột giữa Kiev với lực lượng Nga.
Vào tháng 9, Tổng thống Joe Biden đã đồng ý cung cấp hệ thống tên lửa tác chiến lục quân MGM-140 (ATACMS) cho Ukraine, dù trước đó từng lo ngại rằng vũ khí này có thể khiến leo thang xung đột nếu Kiev sử dụng để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.
“Nỗi lo ngại về ATACMS hiện nay là chúng sẽ không tạo ra sự khác biệt lớn như kỳ vọng vì Nga đang tìm cách đặt máy bay của họ ngoài tầm bắn của vũ khí”, tờ New York Times ngày 7/11 dẫn lời các quan chức của chính quyền Tổng thống Biden cho biết.
Nga đánh úp thành trì Ukraine tại Bakhmut, mở rộng bàn đạp ở Avdiivka: Bộ Quốc phòng Nga ngày 7/11 cho biết, các lực lượng nước này đã tấn công Ukraine trên các hướng Avdiivka và Bakhmut, phá hủy nhiều thiết bị quân sự của đối phương như xe tăng và pháo binh.
Tại Bakhmut, quân đội Nga đang củng cố các vị trí của nước này, nhằm giành lại một số vùng lãnh thổ và xóa sổ một số thành công của lực lượng Ukraine. Lực lượng lính dù Ivanovo của Nga đã thực hiện thành công cuộc tấn công thành trì của Ukraine trong khu vực này. Theo một số nguồn tin tình báo, các đội xung kích của Nga đã tập kích bất ngờ từ nhiều hướng khác nhau, nhanh chóng tiếp cận vị trí của đối phương. Sau cuộc tấn công chớp nhoáng này, Nga đã phá hủy một xe bọc thép BMP-1 và một xe tăng hạng nhẹ do phương Tây cung cấp cho Ukraine, đồng thời chiếm được các vị trí bị lực lượng Ukraine bỏ lại.
NATO và Mỹ chỉ trích Nga rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí châu Âu: Nga ngày 7/11 đã tuyên bố chính thức rút khỏi Hiệp ước CFE được ký năm 1990 vì cho rằng hiệp ước này quá xa rời thực tiễn và không thể đàm phán với phương Tây về thỏa thuận này. CFE là giải pháp cân bằng sức mạnh quân sự giữa NATO và các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Warszawa bao gồm Liên Xô lúc bấy giờ. Hiệp ước này đặt ra một số giới hạn cho việc triển khai vũ khí thông thường trên lục địa châu Âu. Ngoài ra, hiệp ước còn đòi hỏi các bên ký tham gia một số cơ chế minh bạch.
Mỹ và các đồng minh NATO đã ngay lập tức đình chỉ Hiệp ước này sau quyết định của Nga. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho rằng việc Nga rút khỏi CFE cho thấy nước này tiếp tục phớt lờ vấn đề kiểm soát vũ khí và Mỹ buộc phải ứng phó do Nga có lực lượng vũ trang lớn nhất châu Âu.
Time: Quân đội Ukraine ngày càng 'già' đi: Theo tạp chí Time, kể từ khi bắt đầu xung đột với Nga vào tháng 2 năm ngoái, Ukraine đã từ chối công bố chính thức số người chết và bị thương. Tuy nhiên, theo ước tính của Mỹ và châu Âu, con số thương vong từ lâu đã vượt quá 100.000 người ở mỗi bên trong cuộc chiến.
Điều này đã làm xói mòn hàng ngũ lực lượng Ukraine nghiêm trọng đến mức các văn phòng quân dịch buộc phải triệu tập những quân nhân lớn tuổi hơn.
Mỹ thừa nhận không thể thay thế nguyên liệu hạt nhân của Nga: Theo Sputnik, Mỹ tăng nhập khẩu uranium đã làm giàu từ Nga gấp đôi trong nửa đầu năm 2023 bất chấp các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Moskva.
Mỹ đã tăng nhập khẩu lượng uranium đã làm giàu từ Tập đoàn năng lượng hạt nhân Rosatom (Nga) lên gấp đôi chỉ trong nửa đầu năm 2023 và chiếm hơn 1/4 lượng nguyên liệu hạt nhân nhập khẩu của nước này. Trong khi đó Washington vẫn thúc đẩy các nước phương Tây dừng hợp tác với Moskva trong lĩnh vực năng lượng thông qua các lệnh trừng phạt.
Theo Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng hạt nhân của Mỹ - Kathryn Huff, việc nhập khẩu quá nhiều nhiên liệu hạt nhân từ Nga là “rất đáng lo ngại” và Mỹ cần cắt giảm sự phụ thuộc này.
Nhiều nước tuyên bố cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine: Quân đội Hà Lan cho biết đã tài trợ 5 tiêm kích F-16 cho trung tâm huấn luyện ở Romania, nơi phi công Ukraine sẽ học cách vận hành máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất.
“Trung tâm huấn luyện ở Romania (EFTC) sẽ sử dụng số máy bay F-16 này cho khóa bối dưỡng những huấn luyện viên được thuê. Khóa đào tạo phi công cho Romania và Ukraine sẽ diễn ra sau đó. Những chiếc máy bay này sẽ chỉ bay trong không phận NATO”, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hà Lan nhấn mạnh.
Hà Lan dự kiến cung cấp 12-18 tiêm kích F-16 cho mục đích huấn luyện, nhưng nhấn mạnh chúng “vẫn là tài sản của Hà Lan”. Tuy nhiên, hồi tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng Kajsa Ollongren cho biết, nước này sẽ chuyển một số máy bay F-16 cho quân đội Ukraine vào năm tới sau khi khóa huấn luyện phi công hoàn tất.
Đan Mạch và Na Uy cũng đã phát tín hiệu về kế hoạch viện trợ F-16 cho Kiev, trong đó Copenhagen cho biết sẽ gửi 19 trong số 43 chiếc F-16 và Oslo đề nghị sẽ cung cấp dưới 10 chiếc.
- Video Quân đội Nga tấn công chớp nhoáng ở Kleshcheevka. Nguồn: RT.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025