Phi đội máy bay ném bom Mỹ giảm mạnh nhưng vẫn 'bao phủ' địa cầu
Tính năng như phim viễn tưởng của xe tăng NG-MBT Hàn Quốc / Mỹ phát triển phiên bản đầu đạn hạt nhân mới B61-13
Vào hôm 26/10/2023, một cặp máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay ra khỏi đảo Guam và lượn vòng quanh khu vực phía Nam của Philippines nhằm thể hiện thái độ ủng hộ đối với đồng minh.
Hoạt động trên diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc cố gắng phong tỏa các tàu hậu cần của Philippines.
Các vụ va chạm sau đó đã làm hư hại một tàu tiếp tế và một tàu hộ tống của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines, đồng thời gây ra căng thẳng ngoại giao giữa Manila với Bắc Kinh.
Cách đó nửa vòng trái đất, một chiếc B-52 khác từ căn cứ không quân Barksdale, Louisiana đã tới châu Âu để hỗ trợ cuộc tập trận Steadfast Noon của NATO - sự kiện thường niên được thiết kế nhằm tăng khả năng tương tác và sẵn sàng giữa các quốc gia thành viên.
Đại diện NATO tuyên bố sự tham gia của máy bay ném bom B-52 thể hiện vai trò quan trọng của Không quân Mỹ trong sứ mệnh đặc biệt nhằm "bảo vệ hòa bình và an ninh toàn cầu".
Tổng cộng có 60 máy bay từ 13 quốc gia đồng minh đã tham gia cuộc tập trận, với nhiều chuyến bay huấn luyện được thực hiện trên bầu trời Ý, Croatia và Biển Địa Trung Hải.
Ngoài máy bay ném bom B-52, sự kiện còn quy tụ nhiều máy bay chiến đấu có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, mặc dù cuộc tập trận không sử dụng bất kỳ quả bom thật nào.
Hơn nữa, mặc dù cuộc tập trận không liên quan đến các sự kiện thế giới hiện tại và phần lớn quá trình huấn luyện diễn ra cách biên giới Nga ít nhất 600 dặm, nhưng nó nhằm nhắc nhở Moskva về khả năng hạt nhân của NATO.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết: “Hành động trên nhằm gửi một thông điệp rõ ràng tới nga đó là NATO sẽ bảo vệ an toàn cho tất cả các đồng minh”.
Các máy bay ném bom B-1B của Mỹ còn được triển khai tới RAF Fairford, Vương quốc Anh, chúng đã thực hiện nhiệm vụ toàn diện, hợp tác chặt chẽ với các máy bay chiến đấu của những đồng minh NATO, bao gồm Hungary và Cộng hòa Séc.
Cũng chính những chiếc máy bay đó đã thực hiện chuyến bay qua căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu của Romania, thể hiện sự ủng hộ vững chắc dành cho một thành viên liên minh ở sườn phía Đông của NATO.
Tướng James Hecker - Tư lệnh Không quân Mỹ tại Châu Âu cho biết: “Nhiệm vụ của lực lượng đặc nhiệm máy bay ném bom gần đây là một minh chứng khác thể hiện sự cống hiến không ngừng nghỉ của chúng tôi cho đồng minh và đối tác".
"Ngoài ra điều này còn thể hiện năng lực tập thể của chúng tôi trong việc lập chiến lược, thực thi và đồng bộ hóa liền mạch với nhau giữa lực lượng không quân ở châu Phi và Bộ Tư lệnh không quân đồng minh NATO".
Bộ Tư lệnh Không quân châu Âu và châu Phi của Mỹ cũng đăng tải hình ảnh ghi lại hoạt động của những chiếc B-1, khi chúng đang tiến hành tập trận chung với máy bay Thụy Điển.
Cần lưu ý thêm, đó mới chỉ là một phần nhỏ trong phi đội máy bay ném bom của Mỹ, nhưng như vậy đã quá đủ để Washington thể hiện sức mạnh của mình trên phạm vi toàn cầu, cho dù đã cắt giảm mạnh quy mô lực lượng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?