Quốc tế

Điệp khúc cũ: ‘Lợn béo’ F-35 lại phát sinh lỗi mới

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II của Mỹ lại phát sinh lỗi nguy hiểm trên động cơ F135 của Pratt & Whitney.

CLIP: Vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất thế giới của Nga / Báo Mỹ: Quân đội Mỹ không có vũ khí nào như pháo tự hành Lotos của Nga

Tạp chí “Tin tức Quốc phòng” (Defense News) của Mỹ dẫn nguồn từ Lầu Năm Góc đưa tin, chương trình phát triển máy bay tấn công chung (JSF), chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II của tập đoàn Lockheed Martin đang phải đối mặt với thách thức mới to lớn.

Ngoài Mỹ, loại máy bay này còn biên chế (với số lượng nhỏ) cho một số nước đồng minh của Mỹ như Israel, Nhật Bản, Na Uy, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ... Chương trình JSF đã tiêu tốn khoảng 1,5 nghìn tỷ USD, nên đây chương trình vũ khí đắt nhất trong lịch sử, còn F-35 cũng được mệnh danh là “máy ngốn tiền”, trong khi phát sinh vô số sự cố.

Theo Defense News, vấn đề mới là thiếu hụt động cơ Pratt & Whitney F135 do những sự cố kỹ thuật mới phát hiện trên loại động cơ này và công tác bảo dưỡng, duy tu kỹ thuật của hãng Pratt & Whitney.

Theo dữ liệu của tờ báo, đấu tiên là khâu bảo dưỡng các trạm điện hiện nay không thể hoàn thành đúng tiến độ; Thứ hai, ở một số động cơ ghi nhận sự mòn sớm với lớp phủ cánh rotor.

Một đại diện của Lầu Năm Góc gọi những khó khăn này là “vấn đề nghiêm trọng trong khâu chuẩn bị kỹ thuật”. Theo những dự đoán căn cứ vào tình hình hiện tại, đến năm 2022 sẽ có 5 đến 6% số lượng máy bay F-35 Lightning II không có động cơ.

Diep khuc cu: ‘Lon beo’ F-35 lai phat sinh loi moi
Mô hình tua bin Pratt & Whitney F135 trên máy bay Lockheed Martin F-35B Lightning II, với lực đẩy 28.011 lbf (124,6 kN)

Cũng theo tờ báo, việc loại bỏ khắc phục các yếu tố trên sẽ cần đến mấy tháng, và cụ thể là phải tăng ca sửa chữa và bảo dưỡng làm việc với F-35, đồng thời tăng thời gian phải đưa động cơ vào bảo dưỡng kỹ thuật.

Trong số các nguyên nhân gây khó cho F-35, còn có thể kể đến việc gia tăng khối lượng công việc sửa chữa do quá nhiều sự cố; không có sẵn dữ liệu kỹ thuật; chậm trễ trong việc đưa ra các quyết định kỹ thuật cần thiết; thiếu trang thiết bị và nhân viên có trình độ chuyên môn.

Đây chỉ là một trong nhiều sự cố kỹ thuật mới nhất trên toàn bộ máy bay F-35, mà điệp khúc “F-35 lại gặp sự cố” đã trở nên quá quen thuộc.

Hồi cuối tháng 1 vừa qua, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Christopher Miller ngay trước khi từ chức đã nhận xét rất gay gắt về chương trình chế tạo F-35, thậm chí ông còn dùng từ khá thô tục gọi F-35 Lightning II là thứ “tào lao như cục…”.

Những chỉ trích gay gắt nhằm vào F-35 còn trở nên nặng nề hơn khi cơ quan phụ trách công tác thử nghiệm của Lầu Năm Góc đã cho biết, ‘lợn béo F-35’ có tới 871 khiếm khuyết, trong đó có hàng chục lỗi nghiêm trọng, làm suy giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu ccuar nó.

 

Những khiếm khuyết đó liên quan đến chương trình phần mềm và thiết bị trên khoang máy bay; mười lỗi trong số đó tiềm ẩn những vấn đề nghiêm trọng cấp một (đây là những lỗi nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho an toàn của phi công và suy giảm hiệu quả tác chiến).

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm