Quốc tế

Đội phi công tinh hoa đặc biệt của Đại tướng Shoigu gặp thảm họa sau "nỗi hổ thẹn" ở Syria?

Chỉ trong 3 tuần, có tới 2 chiếc tiêm kích Su-33 và MiG-29K rất hiện đại bị đâm xuống biển ngoài khơi Syria. Thiệt hại vô cùng lớn và không thể chấp nhận nổi đối với Hải quân Nga.

"Dùng người Syria đánh người Syria": Thổ Nhĩ Kỳ hứng cú phản đòn chí mạng của Nga ở Libya? / Iran bắt tay với Nga, thay đổi "cuộc chơi" ở Trung Đông: Phá vòng vây Mỹ, thắng lớn ở Syria

Lần đầu tiên tham chiến, tàu sân bay Nga đã gặp ngay thảm họa

Bất kỳ người lính nào dù được huấn luyện chuyên nghiệp tới đâu hay vũ khí nào được quảng bá là mạnh mẽ vượt trội, nếu không qua thực chiến thì sẽ không thể đánh giá được trình độ cũng như hiệu quả thật sự.

Đối với tàu sân bay Kuznetsov cũng vậy, sau hàng chục năm đi vào sử dụng, hàng không mẫu hạm duy nhất của Hải quân Nga chưa một lần được nếm mùi khói lửa chiến trường.

Cơ hội đã đến khi vào năm 2015, Quân đội Nga dưới sự điều động của Đại tướng Shoigu, theo lệnh của Tổng thống Putin chính thức tham chiến ở Syria nhằm hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Assad khi đang trên bờ vực sụp đổ.

Ngoài ý đồ địa chính trị mang tính chiến lược thì các lực lượng vũ trang Nga coi Syria là một thao trường vừa để luyện quân, nâng cao trình độ tác chiến, vừa giúp tích lũy kinh nghiệm, hoàn thiện chiến thuật, thì còn là để thử nghiệm vũ khí mới và vũ khí cải tiến.

Vào tháng 10/2016, tàu sân bay Kuznetsov đã có chuyến hành trình dài từ căn cứ Hạm đội Biển Bắc tới ngoài khơi Syria trên biển Địa Trung Hải bắt đầu tham chiến.

Dường như chiến dịch của hàng không mẫu hạm Kuznetsov không được suôn sẻ ngay từ đầu. Trước hết, trong quá trình hành quân, chiếc hàng không mẫu hạm này được cho là đã không ít lần phải nhờ cậy tới sự giúp đỡ của các tàu kéo luôn kè kè hộ tống do hệ thống động lực chính có vấn đề.

Sau khi chính thức tham chiến tại Syria chưa đầy 1 tháng, thảm họa đã bắt đầu xảy ra, vào ngày 12/11, một chiếc tiêm kích MiG-29 tối tân vừa được biên chế đã bị rơi, nguyên nhân là do đứt cáp hãm ở tàu sân bay Kuznetsov.

Những tưởng chuyện đó chỉ xảy ra một lần và đã được khắc phục nhanh chóng, nhưng không, thật đáng buồn, vẫn là lỗi đó đã xảy ra với một chiếc tiêm kích Su-33 vào ngày 05/12/2016. Hai vụ tai nạn liên tiếp chỉ trong vòng chưa đầy 3 tuần, thật không thể chấp nhận nổi với một lực lượng Hải quân hùng mạnh bậc nhất thế giới.

Đội phi công tinh hoa đặc biệt của Đại tướng Shoigu gặp thảm họa sau nỗi hổ thẹn ở Syria? - Ảnh 2.

Tiêm kích EF-2000 Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh giám sát tàu tuần dương Pyotr Veliky và tàu sân bay Kuznetsov khi đi gần bờ biển Anh ngày 25/01/2017.

Mặc dù cả 2 phi công trên những chiếc tiêm kích xấu số đều nhảy dù an toàn và được tìm cứu kịp thời nhưng đó chính là hai "vết nhơ" của Kuznetsov mà truyền thông phương Tây được dịp tha hồ bêu riếu, còn Hải quân Nga thì "xấu hổ" đến mức chả thèm thanh minh thanh nga gì.

Chuyến đi "thảm họa" của tàu sân bay duy nhất này đã kết thúc sớm, vào tháng 2/2017, nó được lệnh gấp rút trở về Nga để sửa chữa nâng cấp.

Tại "quê nhà", vận đen vẫn tiếp tục đeo bám, chưa chịu buông tha cho Kuznetsov khi liên tiếp có tai nạn và sự cố xảy ra trong quá trình sửa chữa như chìm đốc nổi, xảy ra cháy lớn khiến tiến độ bị chậm lại quá nhiều so với kế hoạch. Dự kiến phải tới năm 2022 thì tàu sân bay duy nhất của Nga mới có thể quay trở lại hoạt động.

"Mất mẹ", đội tiêm kích hùng hậu và phi công ưu tú phải lưu lạc

Việc tàu sân bay duy nhất phải ngừng hoạt động dài hạn đã gây khó khăn rất lớn không chỉ đối với Hải quân Nga nói chung mà còn cả với đội máy bay tiêm kích, trực thăng hùng hậu và đặc biệt là các phi công ưu tú.

 

Phi công tiêm kích tàu sân bay luôn được coi là tinh hoa của tinh hoa trong giới phi công quân sự bởi lẽ để đào tạo được người "đủ trình" để trực ban tác chiến, cất hạ cánh trên biển là cực kỳ khó khăn và tốn kém.

Đội phi công tinh hoa đặc biệt của Đại tướng Shoigu gặp thảm họa sau nỗi hổ thẹn ở Syria? - Ảnh 3.

Tiêm kich Su-33 bay trên đầu tàu sân bay Kuznesov.

So với trên đất liền thì bay chiến đấu trên biển khó hơn nhiều và hạ cánh trên tàu sân bay còn khó hơn nữa, nhất là trong điều kiện biển động mạnh, gió ngang lớn vì tàu luôn chuyển động, đường băng lại ngắn và hẹp, chỉ cần vào tiếp cận hạ cánh không tốt thì dễ phải tăng lực bay lại, thậm chí chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.

Không được rèn luyện thường xuyên, bị giãn cách quá lâu, phi công quân sự nói chung và phi công tàu sân bay nói riêng dễ bị mất cảm giác bay, để hồi phục lại đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Các phi công tinh hoa của tàu sân bay Kuznetsov hiện đang ở trong tình trạng này.

Các máy bay Su-25, Su-33, MiG-29K đã được "lên bờ", thoát cảnh suốt ngày lênh đênh trên biển quanh năm hứng chịu sự ăn mòn của hơi muối biển, chúng sẽ được bảo quản tốt hơn, nhưng các phi công thì sao, làm cách nào để giữ được cấp, duy trì được trình độ sẵn sàng chiến đấu? Giải pháp đã được đưa ra.

 

Thứ nhất, dùng tối đa buồng tập mô phỏng, giúp các phi công thực hành các bài bay khá giống với như khi hoạt động trên tàu sân bay thật.

Thứ hai, toàn bộ phi công và máy bay tạm lưu lạc tại các sân bay trên bờ, tiếp tục huấn luyện bay, tất nhiên là ưu tiên bay biển nhiều hơn, để sẵn sàng trở lại đại dương khi "tàu mẹ" Kuznetsov được sửa chữa xong.

Thứ ba, huấn luyện chiến đấu bằng tàu sân bay "không bao giờ chìm". Hải quân Nga từ lâu đã có một tàu sân bay "trên bờ" với kích thước và trang bị y như thật, giúp các phi công của họ thực hành cất hạ cánh. "Tàu sân bay" này nằm ở Trung tâm huấn luyện không quân Nitka tại Crimea.

Đội phi công tinh hoa đặc biệt của Đại tướng Shoigu gặp thảm họa sau nỗi hổ thẹn ở Syria? - Ảnh 4.

Tiêm kích Su-33 huấn luyện tại tàu sân bay trên bờ ở thao trường Nitka

Đội phi công tinh hoa đặc biệt của Đại tướng Shoigu gặp thảm họa sau nỗi hổ thẹn ở Syria? - Ảnh 5.

Máy bay cường kích Su-25 huấn luyện cất cánh "nhảy cầu".

 

Váo tháng 11 năm ngoái, các phi công tiêm kích hạm MiG-29K đã lần đầu tiên thực hành huấn luyện bay ở "tàu sân bay" này.

Theo đó, từ tháng 9/2019, các phi công thuộc trung đoàn không quân tiêm kích hạm độc lập số 100 thuộc Không quân Hạm đội Biển Bắc đã tới Saki để sẵn sàng cho công tác huấn luyện. Khoa mục được ưu tiên đặc biệt là huấn luyện hạ cánh "bắt cáp" trên tàu sân bay mặt đất này.

Trung đoàn 100 được trang bị tiêm kích MiG-29KR/MiG-29KUBR, cũng như MiG-29K/MiG-29KUB, đây là lần đầu tiên họ được huấn luyện tại thao trường Nitka.

Đội phi công tinh hoa đặc biệt của Đại tướng Shoigu gặp thảm họa sau nỗi hổ thẹn ở Syria? - Ảnh 6.

Tiêm kích MiG-29KUB luyện tập bắt cáp.

Trong biên chế tàu sân bay Kuznetsov còn có trung đoàn không quân tiêm kích hạm độc lập số 279 được trang bị tiêm kích Su-33 và Su-25UTG. Các phi công của đơn vị này đã quá quen với việc huấn luyện tại thao trường Nitka nên không còn bỡ ngỡ.

 

Cả 2 trung đoàn tiêm kích tàu hạm này đều được triển khai cùng tàu sân bay Kuznetsov tới tham chiến ở Syria, chiến dịch đã kết thúc vào tháng 2/2017.

Như vậy, có thể thấy Hải quân Nga đã rất cố gắng để duy trì trình độ của các phi công tiêm kích hạm. Thậm chí, trước đây từng có thông tin Nga có thể phải "mượn" tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, cùng loại với Kuznetsov để huấn luyện cho phi công của mình, tuy nhiên dường như việc này chưa bao giờ xảy ra.

Hy vọng, sau khi được đại tu, nâng cấp, tàu sân bay duy nhất của Nga sẽ trở lại và lợi hại hơn xưa, không còn xảy ra những thảm họa đáng tiếc như đã từng ở Syria. "Nắm đấm thép" trên biển của Đại tướng Shoigu liệu có lấy lại được vị thế của mình hay không, tất cả còn chờ ở phía trước.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm