Không quân và hải quân Anh có hành động "uy hiếp nghiêm trọng" đối với Nga?
Căng thẳng giữa Nga và các quốc gia thành viên NATO thời gian gần đây gia tăng với những báo cáo liên tiếp về tình huống đối đầu trên không cũng như trên biển.
Hạm đội Nga đánh chặn hải quân NATO tại biển Barents / Sau ba thập kỷ, hải quân Mỹ lần đầu đổ bộ biển Barents sát sườn Nga
Theo Nguyên soái không quân Hoàng gia Anh - ông Mike Wingston, mới đây đã xảy ra một vụ đụng độ rất nghiêm trọng trên không phận quốc tế giữa các chiến đấu cơ của Nga và NATO.
Ban đầu, các tiêm kích F-16 của Bỉ và F-35 của Mỹ được cử đến để hộ tống 2 máy bay tuần tra chống ngầm tầm xa Tu-142 thuộc biên chế không quân hải quân Nga.
Sau đó các tiêm kích Eurofighter Typhoon của Anh đã nhận trách nhiệm chính, theo lời Tư lệnh không quân Hoàng gia Anh thì vụ việc đã trở thành một cuộc đối đầu rất nghiêm trọng.
"Những chiếc máy bay Nga đã không tuân thủ các quy tắc giao thông hàng không quốc tế và là mối đe dọa đối với máy bay dân sự và quân sự khác".
"Bất chấp đại dịch toàn cầu, không quân Anh và đồng minh vẫn tiếp tục bảo vệ để các chuyến bay của Nga không gây ra mối đe dọa đối với không phận NATO và Vương quốc Anh", Nguyên soái Mike Wingston cho biết.
Thậm chí theo một trong những phi công Anh tham gia đánh chặn máy bay săn ngầm Tu-142 của Nga, tình huống va chạm là rất căng thẳng và gần như đã dẫn tới cuộc không chiến.
"Sự vụ với Nga đã chứng minh sự hợp tác chặt chẽ trong công việc mà chúng tôi tiến hành với các đồng nghiệp thuộc khối quân sự NATO".
"Để chặn 2 máy bay Nga, chúng tôi đã liên lạc chặt chẽ với không quân Hoàng gia Na Uy, họ đã hướng dẫn đến điểm xung đột, đảm bảo rằng có thể xác nhận vị trí của máy bay Nga", phi công Anh Windsor cho biết.
Trong lúc này, Bộ Quốc phòng Nga không bình luận về rắc rối xảy ra với không quân Anh. Các chuyên gia quân sự của Nga không loại trừ rằng trong thực tế, những tuyên bố như vậy từ phía London chỉ đơn giản là phóng đại.
Trong diễn biến khác, lực lượng hải quân Hoàng gia Anh bị cáo buộc đã cố gắng bắt giữ một tàu Nga, nhưng dự định của họ đã không thành nhờ chiếc chiến hạm đi theo hộ tống.
"Tàu tuần tra Yaroslav của Nga đã buộc phải bảo vệ tàu Akademik Chersky làm nhiệm vụ thi công đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Nord Stream 2 trước nguy cơ cho thấy hải quân Anh cố gắng bắt giữ nó gần vùng lãnh hải của mình", trang Avia-pro cho biết.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra 1 năm trước nhưng bây giờ mới được công bố, bối cảnh khi đó là đặc nhiệm Anh đã bắt giữ một tàu chở dầu của Iran, cáo buộc Tehran buôn lậu dầu sang Syria, vi phạm lệnh cấm vận của Liên hợp quốc.
Vụ đụng độ đã được giải quyết thành công bởi khu trục hạm Yaroslav của hải quân Nga đang làm nhiệm vụ hộ tống, bởi nó mang trong mình kho vũ khí mà bất cứ kẻ thù nào cũng phải e ngại, báo chí Nga nhận định.
Trước cuộc đối đầu giữa Nga và NATO, cũng như những hành động gây hấn mạnh mẽ gần đây của Anh nhằm vào Nga, thì những rủi ro tương tự vẫn tồn tại đối với các con tàu Nga.
Nhưng các chuyên gia lưu ý rằng việc bắt giữ một con tàu Nga, bất kể nó chịu hiệu lực từ lệnh trừng phạt của Anh hay một quốc gia nào khác sẽ ngay lập tức dẫn đến những hậu quả rất khó lường cho chính quyền London.
"Nếu hải quân Hoàng gia Anh thực sự xem xét khả năng đánh chiếm một con tàu của Nga, thì London tốt hơn hết là nên giấu tất cả hạm đội của họ tại cảng của mình".
"Khi đó toàn bộ hạm đội Anh sẽ bị trừng phạt. Trường hợp tàu chở dầu Grace 1 của Iran hoàn toàn khác với những hậu quả mà Nga có thể đưa ra và sẽ không có cảnh báo nào", một nhà phân tích Nga lưu ý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo