Đông Nam Á sắp có chiến hạm tàng hình 6.000 tấn cực mạnh
Iver Huitfeldt là lớp tàu hộ vệ tên lửa tàng hình cỡ lớn được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ phòng không, sức mạnh của nó theo đánh giá sánh ngang với nhiều khu trục hạm hiện đại.
Hải quân Trung Quốc trang bị tên lửa mới cho chiến hạm cũ / Chiến hạm Aegis Mỹ không thể khai hỏa tại Bắc Cực
Bộ Quốc phòng Indonesia (MOD) cho biết, họ đã ký một biên bản ghi nhớ nhằm mở đường cho việc nước này mua chiến hạm tàng hình cỡ lớn đầu tiên từ Đan Mạch.
Lễ ký kết diễn ra với sự có mặt của đại diện MOD, công ty đóng tàu nhà nước PT PAL và PT Sinar Kokoh Persada - liên doanh với Indonesia của công ty Odense Maritime Technology (OMT), Đan Mạch.
Nội dung ban đầu bao gồm các thỏa thuận về công việc sẽ được thực hiện một khi hợp đồng thực tế cho tàu đầu tiên được triển khai, nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Indonesia cho biết.
Vào tháng 3/2019, Indonesia cho biết họ rất quan tâm đến một biến thể của khinh hạm tàng hình cỡ lớn lớp Iver Huitfeldt, 3 chiếc loại này đang phục vụ trong hải quân Hoàng gia Đan Mạch ở vai trò tác chiến phòng không.
Phía Indonesia cho rằng khinh hạm lớp Iver Huitfeldt là một trong những lớp tàu có khả năng chiến đấu đáng tin cậy và có thể hoạt động tốt trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Theo giới thiệu, khinh hạm phòng không lớp Iver Huitfeldt là biến thể lớn nhất của lớp Sachsen do Đức thiết kế với lượng giãn nước đầy tải 6.645 tấn; chiều dài 138,7 m.
Tàu được trang bị 4 cụm ống phóng thẳng đứng Mk 41 với 32 tên lửa tầm xa SM-2 Block IIIA và 2 cụm ống phóng Mk 56 chứa 24 tên lửa tầm trung RIM-162 ESSM.
Iver Huitfeldt sử dụng hệ thống tác chiến xoay quanh radar đa chức năng APAR và SMART-L, mang lại khả năng nhận thức tình huống cực cao, thậm chí một số tính năng được đánh giá còn vượt trội so với hệ thống Aegis nổi tiếng của Mỹ.
Đầu tiên là radar APAR (Active Phased Array Radar), đây là là loại radar mảng pha quét điện tử chủ động đa năng đầu tiên trang bị cho tàu chiến do Thales Nederland phát triển.
APAR gồm 4 mảng radar cố định tương tự như AN/SPY-1 của hệ thống Aegis, mỗi mảng có 324 phần tử thu/phát hoạt động trên băng tần X.
Hệ thống có khả năng theo dõi đồng thời 200 mục tiêu trên không từ cự ly 150 km và 75 km với mục tiêu mặt nước, dẫn đường cho 32 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.
Trong khi đó, SMART-L (Signaal Multibeam Acquisition Radar for Tracking, L band) là radar cảnh giới tầm xa làm việc ở chế độ thụ động với 16 phần tử phát và 8 phần tử thu và cũng do Thales Nederland phát triển.
SMART-L có tầm hoạt động tối đa 400 km với mục tiêu là máy bay và 65 km đối với tên lửa tàng hình. Phần mềm nâng cấp sau đó đã mở rộng phạm vi lên 480 km và nhận diện được tên lửa đạn đạo liên lục địa từ cự ly 1.000 km.
Radar SMART-L có khả năng theo dõi cùng lúc lên tới 1.000 mục tiêu trên không hoặc 100 mục tiêu mặt nước, thông số rõ ràng là cực kỳ ấn tượng.
Như vậy khi hợp đồng hoàn thành, hải quân Indonesia sẽ trở thành lực lượng có trong biên chế một lớp chiến hạm vượt trội so với tất cả các quốc gia Đông Nam Á khác cả về kích thước lẫn tính năng kỹ chiến thuật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo