Quốc tế

Đồng tiền bán vũ khí che mờ mắt nước Nga?

Từ những khoản lợi nhuận khổng lồ mang lại từ việc bán vũ khí cho Trung Quốc, người Nga đã "nhắm mắt làm liều" bất chấp việc bị sao chép công nghệ.

Vũ khí mang tên lãnh tụ Liên Xô trong biên chế Hải quân Đánh bộ Việt Nam / Sửng sốt trước pháo xe tải, vũ khí “độc nhất vô nhị” của phiến quân Syria

Tass dẫn lời ông Yevgeny Livadny, trưởng bộ phận phụ trách sở hữu trí tuệ của tập đoàn quốc phòng Rostech của Nga cho biết, có hơn 500 trường hợp các vụ sao chép không được cấp phép khí tài quân sự Nga bị phát hiện trong 17 năm qua.

"Sao chép không xin phép các thiết bị của chúng ta ở nước ngoài là một vấn đề nghiêm trọng. Đã có 500 trường hợp như vậy trong 17 năm qua. Riêng Trung Quốc đã sao chép động cơ máy bay, các máy bay của hãng Sukhoi, các hệ thống phòng thủ, các tên lửa phòng không có thể di chuyển, thiết bị của hệ thống tự hành đất đối không tầm trung Pantsir", ông Livadny cho hay.

Máy bay J-15 hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Máy bay J-15 hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Quan chức Nga nói rằng, các nhóm chuyên gia nước này làm việc ở nước ngoài thường phát hiện ra các vụ sao chép bất hợp pháp. Tuy nhiên, họ không thể làm gì nhiều ở tòa án, vì vũ khí Nga không có bằng sáng chế đăng ký ở nước ngoài.

"Các công ty nước ngoài như Raytheon (Mỹ) hay BAE Systems (Anh) có 5.000 bằng sáng chế ở nước ngoài. Họ đăng ký tài sản sở hữu trí tuệ vì vậy sẽ ít rủi ro. Trong khi đó, ngay cả Bộ Quốc phòng hay các công ty doanh nghiệp quốc phòng của Nga không đăng ký bằng sáng chế ở nước ngoài", ông Livadny lý giải.

Theo số liệu thống kê được tờ Kommersant công bố cho thấy, 70% mẫu vũ khí do Trung Quốc sản xuất được sao chép từ Nga. Thống kê này này được đưa ra dựa trên sự phát triển của nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc phát triển chủ yếu dựa vào sự bảo trợ của Liên Xô.

Việc vũ khí Nga bị Trung Quốc sao chép dường như đã được Moscow lường trước nhưng vì sao nước này vẫn tiếp tục ký các hợp đồng vũ khí với Bắc Kinh? Câu trả lời có lẽ nằm ở lợi nhuận khổng lồ mà những hợp đồng vũ khí này mang lại.

 

Các hợp đồng mua sắm vũ khí lớn của Trung Quốc đưa nước này trở thành khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga với kim ngạch chiếm từ 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí.

Trung Quốc đã có cuộc đại mua sắm tiểu đoàn tên lửa S-300 của Nga. Đầu tiên là hợp đồng mua 2 tiểu đoàn tên lửa đối không tầm xa S-300PMU trị giá 220 triệu USD ký kết vào năm 1990. Đến năm 1994, Trung Quốc lại ký hợp đồng mua thêm 2 tiểu đoàn S-300PMU1 trị giá 400 triệu USD. Năm 2001, Bắc Kinh mua thêm 2 tiểu đoàn S-300PMU1 nữa trị giá 400 triệu USD.

Năm 2002, Trung Quốc mua 2 hệ thống S-300F biến thể trang bị trên tàu chiến trị giá 200 triệu USD để trang bị cho tàu khu trục Type-051C. Năm 2003, ký hợp đồng trị giá 980 triệu USD để mua 4 tiểu đoàn S-300PMU2.

Đến cuối năm 2008, Trung Quốc có tổng cộng 160 xe phóng S-300 các loại, trong đó có 32 xe phóng S-300PMU, 64 xe phóng S-300PMU1, 64 xe phóng S-300PMU2, số tên lửa đã chuyển giao hơn 1000 quả. Giai đoạn 1996-2000, Trung Quốc đặt mua tổng cộng 29 hệ thống tên lửa đối không tầm thấp TOR trị giá 700 triệu USD.

Hồi đầu năm 2015, Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 6 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 từ Nga với tổng trị giá lên tới trên 3 tỷ USD. Ngày 7/11/2018, Công ty Trực thăng Nga và công ty của Trung Quốc là Avicopter sẽ ký một hợp đồng hợp tác chế tạo máy bay trực thăng hạng nặng AHL.

 

Từ những khoản lợi nhuận khổng lồ mang lại từ việc bán vũ khí cho Trung Quốc, người Nga đã "nhắm mắt làm liều" bất chấp việc bị sao chép công nghệ, vẫn coi Bắc Kinh là đối tác chiến lược cho ngành công nghiệp xuất khẩu quốc phòng của mình.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm