Quốc tế

Drive: Mỹ chỉ cần B-52 cũ cũng đủ buộc Nga ngồi im

Mỹ quyết định kiểm đếm máy bay ném bom chiến lược.

Chuyên gia Knutov nói về danh sách những "siêu vũ khí" bất thành của Mỹ / Báo Trung Quốc nêu tên các loại vũ khí được ông Putin đánh giá cao

Lại xin giới thiệu tiếp một bài về vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự Nga- Mỹ của chuyên gia quân sự, nguyên kỹ sư chính Phòng Thiết kế Tên lửa TSIMASH Vladimir Tuchkov để cùng tham khảo.

Bài viết với với tiêu đề và phụ đề trên đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 6/8/2021. Chúng tôi có bổ sung thêm ảnh hai máy bay ném bom chiến lược Nga:

Drive: My chi can B-52 cu cung du buoc Nga ngoi im
Máy bay ném bom B-52H của Mỹ (Ảnh: ZumaTASS)

Tờ The Drive của Mỹ vừa mới quyết định (cho Mỹ) “so găng” với Nga bằng máy bay ném bom chiến lược. Hơn nữa, chiếc máy bay được chọn làm “chuẩn” để đem ra so sánh lại là chiếc máy bay cổ đã được Không quân Mỹ khai thác từ năm 1956 đến nay- máy bay ném bom chiến lược B-52.

Nói cho thật đúng, thì “chuẩn” được chọn là phiên bản B-52 mới nhất- B-52H. Nhưng phần khung thân của biến thế này cũng đã được sản xuất vào đầu những năm 60.

Và chỉ sau đó, biến thể máy bay ném bom mới qua một số lần nâng cấp nhằm hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị điện tử hàng không và tích hợp nó với nhiều kiểu bom- đạn mới.

Tờ báo Mỹ nói trên đã cố tìm cách để chứng minh rằng chiếc máy bay ném bom “lính già” Mỹ này vượt trội hơn tất cả các máy bay hiện đang có trong trang bị của (binh chủng) Không quân Tầm xa Nga.

Cả chiếc Tu-95MS “đồng tuế” với nó, vì được thiết kế gần như cùng lúc với “Người Mỹ”, tức vào giữa những năm 50 của thế kỷ trước. Nhưng dù sao thì tất cả những “Gấu Nga”, như cách gọi của NATO, đã được lắp ráp sau đó 10 năm.

 

Cả Tu-160, chiếc máy bay ném bom mạnh nhất trên thế giới. Và cả chiếc Tu-22M3 đã bị “cắt” rất đáng kể bán kính hoạt động vì bị phải tháo ống tiếp nhiên liệu trên không theo một điều khoản của Hiệp ước START.

Máy bay Mỹ quả là có cơ hội “thắng”, bởi vì để đánh giá- so sánh chất lượng, The Drive đã chọn một tiêu chí rất “độc” – đó là số lượng các kiểu (chủng loại) bom và tên lửa khác nhau mà các máy bay ném bom được trang bị.

Không phải là tiêu chí chất lượng của vũ khí, cũng không phải là tiêu chí máy bay có thể mang bao nhiêu tấn bom đạn khi xuất kích thực hiện nhiệm vụ tác chiến, mà chính là số lượng các kiểu tên lửa “không đối đất” và bom, cả bom bay và bom rơi tự do trong cơ số vũ khí của máy bay.

Tác nhân gây cảm hứng khiến tờ báo Mỹ nảy ra ý định lập bảng xếp hạng khá kỳ cục như vậy- đó là một bức ảnh chụp chiếc B-52H của Không đoàn máy bay ném bom số 2 đóng tại Căn cứ Không quân Barksdale mới được Lầu Năm Góc cho đăng tải.

Trên bức ảnh, có rất nhiều loại tên lửa và bom khác nhau được xếp ở cả phía trước và hai bên của máy bay ném bom, y như cảnh đàn lợn con chen chúc nhau quanh một con lợn nái vậy.

 

"Người Mỹ" quả là có nhiều chúng loại vũ khí hơn so với các máy bay ném bom chiến lược của Nga, - nhưng thực ra, về bản chất, những máy bay gọi là ném bom của Nga này phải gọi là các máy bay- phương tiện mang tên lửa mới đúng.

Vũ khí- đạn dược của B-52 Mỹ gồm ba nhóm: (1) vũ khí hạt nhân, (2) vũ khí chính xác cao và (3) vũ khí thông thường.

Vũ khí thuộc nhóm hạt nhân, trước hết, đó là các bom rơi tự do B61 (có các công suất từ ​​1,5 kt đến 170 kt) và bom hạt nhân B83 (có công suất thay đổi- đến 1,2 Mt).

Và cả tên lửa hành trình (có cánh) “không đối đất” tốc độ cận âm AGM-86 ALCM, - tên lửa này có thể mang đầu tác chiến thông thường (trọng lượng đầu tác chiến lên tới 1.450 kg), cũng như có thể mang đầu tác chiến hạt nhân có công suất 150 kt. Tầm bắn- 2.400 km.

Quá trình thiết kế biến thể hạt nhân của tên lửa được hoàn thành vào năm 1981. Biến thể này vẫn tồn tại như vậy đến tận hôm nay. Điều khiển đường bay tên lửa- bằng phương pháp quán tính.

 

Thuộc nhóm vũ khí chính xác cao- đó là tên lửa cận âm AGM-158 JASSM với tầm bắn 980 km. Đầu tác chiến của nó có trọng lượng 450 kg.

Tên lửa này được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại kích hoạt ở pha cuối của đường bay, chính vì thế mà sai số xác xuất vòng tròn (hiểu nôm na, độ lệch mục tiêu tối đa) của nó chỉ 3 mét.

Trong danh mục vũ khí của B-52 có hai kiểu "bom thông minh", và chúng cũng được xếp vào nhóm vũ khí chính xác cao. Dòng bom GBU (Guided Bomb Unit) có một số kiểu bom có trọng lượng khác nhau.

Nhưng tất cả chúng đều là bom bay, có khả năng “bay” tính từ điểm cắt bom tới 110 km nếu độ cao ném bom là 10 km với tốc độ bay ban đầu là 2 M. Tuy nhiên, do B-52 là máy bay tốc độ cận âm, nên cự ly bay (của bom bay) ngắn hơn nhiều.

Bom này sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính có hiệu chỉnh bằng tín hiệu GPS. Một số kiểu bom có đầu tự dẫn hồng ngoại hoặc radar. Độ chính xác - 5-8 mét.

 

Kiểu bom “thông minh” thứ hai- Joint Direct Attack Munition (JDAM). Chúng thực ra có gốc là những quả bom "ngu" hay cũng chính là bom rơi tự do nhưng đã được trang bị thêm các thiết bị để trở thành vũ khí chính xác cao (thông minh).

Cụ thể, những bom này được lắp thêm cánh và bánh lái khí động học,trang bị hệ thống điều khiển GPS. Cự ly bay đạt 28 km, sai số xác suất vòng tròn 10 mét.

Máy bay B-52 đôi khi còn mang cả bom rơi tự do, tuy nhiên, trên bức ảnh “duyệt binh” nói trên của Lầu Năm Góc, không thấy một quả bom rơi tự do nào.

The Drive cũng liệt kê thêm các tên lửa- bẫy hồng ngoại và bẫy radar được thiết kế để đánh lừa các tên lửa phòng không hoặc tên lửa “không đối không” đang tấn công máy bay ném bom. Tuy nhiên, chúng không hề có liên quan gì đến vũ khí tấn công.

Tờ The Drive có cho biết rằng Tập đoàn Raytheon đang thiết kế- chế tạo một kiểu tên lửa hành trình lắp đầu tác chiến hạt nhân mới – tên lửa Long-Range Stand-Off (LRSO) để trang bị cho B-52, cũng như cho máy bay ném bom tàng hình B-21 triển vọng.

 

Dự án thiết kế này đã được tiến hành 7 năm và theo kế hoạch của Lầu Năm Góc, nó sẽ phải kết thúc trong năm 2027. Tên lửa mới này sẽ thay thế tên lửa AGM-86B ALCM.

Các thông tin chi tiết về tên lửa mới không được tiết lộ, nhưng điểm khác biệt chủ yếu giữa LRSO “trẻ” và "bà già" (AGM-86B ALCM ) sẽ là ở chỗ tên lửa mới có xác suất chọc thủng được hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương lớn hơn do độ bộc lộ radar và hồng ngoại sẽ được giảm tối đa cũng như cấu hình bay "cực bí mật".

Nhưng tầm bắn và sức công phá của đầu đạn sẽ vẫn như cũ- tức vẫn là 2.400 km và đến150 kt.

Bộ tư lệnh Không quân Mỹ cũng đang đặt niềm hy vọng đặc biệt vào dự án thiết kế tên lửa đạn đạo siêu thanh AGM-183A ARRW (Air-Launched Rapid Response Weapon - Vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không) với tốc độ tính toán tới 17M.

Tuy nhiên, ngay cả các công trình sư của Tập đoàn “Lockheed Martin” đang thiết kế nó cũng không biết khi nào nó sẽ được hoàn thành. Dù đã tiến hành hai lần thử nghiệm nhưng tên lửa mới này vẫn chưa bay được quá 10 mét.

 

Lần đầu tiên, nó chỉ đơn giản là "lăn tròn" dưới cánh của một chiếc B-52, do áp suất không khí, độ nhiễu loạn và các tính năng khí động học khác. Lần thứ hai, động cơ tên lửa không khởi động được, và máy bay ném bom đã đưa được nó quay trở lại căn cứ một cách an toàn và nguyên vẹn.

Và điều này là hoàn toàn tự nhiên, vì Mỹ chưa có kinh nghiệm nào trong lĩnh vực chế tạo vũ khí siêu thanh. Khác hẳn với Nga, - nơi đã ba tên lửa siêu thanh được chế tạo, hai trong số đó đã được đưa vào trang bị.

Chính vì vậy, Mỹ còn phải qua một con đường dài và đầy chông gai nữa trước khi đạt một thành tựu nào đấy (trong lĩnh vực chế tạo vũ khí siêu thanh).

Vâng, quả đúng là các máy bay mang tên lửa của Nga có danh mục các loại vũ khí ngắn hơn (so với “người Mỹ”). Nhưng về chất lượng- nó vượt trội hơn nhiều so với sự đa dạng của “người Mỹ”.

Drive: My chi can B-52 cu cung du buoc Nga ngoi im
Tu-22M3 Nga.

Mỹ không có một tên lửa siêu âm phóng từ trên không nào. Trong khi đó,Tu-22M3 Nga được trang bị tên lửa Kh-32 có thể đạt tốc độ tối đa 4,8 M và có tầm bắn 1.000 km.

 

Không phải tự nhiên mà tên lửa này được mệnh danh là "sát thủ diệt tàu sân bay", bởi vì hệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu “Aegis” không đủ khả năng đánh chặn hết loạt phóng 3 quả tên lửa Kh-32 trong cơ số vũ khí của một máy bay mang tên lửa Nga. Một hoặc hai quả tên lửa trong số ba quả đó chắc chắn sẽ đánh trúng mục tiêu.

Nếu nói về tầm bắn của các tên lửa hành trình tốc độ cận âm, thì tên lửa AGM-86B (Mỹ) bay được 2.400 km, và sẽ rất “nhợt nhạt” nếu so với tên lửa Kh-55SM (Nga) với tầm bắn 3.500 km.

Còn các tên lửa mới Kh-101 (mang đầu tác chiến thông thường) / Kh-102 (mang đầu tác chiến hạt nhân công suất 250 kt và 1 Mt) có tầm bắn tới 5.500 km. Sai số xác suất vòng tròn của nó không vượt quá 10 mét.

Khi đánh giá sức mạnh vũ khí của các "chiến lược gia" của chúng ta, cần phải lưu ý rằng vào thời điểm hiện tại các kỹ sư Nga đang tiến hành các công việc để đưa tên lửa siêu thanh Kh-47M2 "Kinzhal" vào tổ hợp vũ khí của Tu-22M3 (bốn quả cho một máy bay). Tên lửa này có tốc độ 10-12 M, và nếu trang bị cho Tu-22M3M, tầm bắn của nó sẽ đạt 3.000 km.

Và cuối cùng, vừa mới trong tuần này đã có thông tin rằng Nga đang thiết kế một tên lửa “không đối đất” siêu thanh tầm xa mới, - đó là tên lửa Kh-95. Thêm nữa, đây là tuyên bố hoàn toàn chính thống từ Giám đốc Học viện Quân sự Bộ Tổng Tham mưu Các Lực lượng Vũ trang LB Nga, Thượng tướng Vladimir Zarudnitsky.

 

Và điều này có nghĩa là trong tương lai gần, vũ khí trang bị cho các máy bay mang tên lửa của Không quân Tầm xa Nga sẽ còn vượt xa hơn nữa các tên lửa tốc độ cận âm của Mỹ.

Drive: My chi can B-52 cu cung du buoc Nga ngoi im
Tu-160 Nga.

Để kết thúc bài viết, cần phải nói rõ rằng khi phân định các khả năng tác chiến của máy bay, tải trọng của tên lửa và bom đóng một vai trò rất quan trọng. B-52 có khả năng “đưa lên trời” 20 tấn tải trọng hữu ích.

Máy bay hạng nặng nhất của người Mỹ trong số các máy bay chiến lược mang vũ khí hạt nhân là B-1 – mang được 27 tấn. Còn máy bay Tu-160 của Nga- nó mang được 40 tấn tên lửa với những tính năng kỷ lục. Một khoảng cách thực sự lớn.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm