Quốc tế

Dự án “thoát Nga” FCRV đầy tham vọng của Ấn Độ

Quân đội Ấn Độ đang có kế hoạch cải tổ sâu đội xe tăng của họ, thay thế những chiếc T-72 đã cũ bằng một loại xe tăng chiến đấu chủ lực hoàn toàn mới được sản xuất trong nước.

Pháo ATAGS, vũ khí giúp Ấn Độ đọ sức với pháo binh đối phương / Ấn Độ cần thêm 10 tàu ngầm hạt nhân

Ấn Độ “lệ thuộc” vũ khí trang bị Nga

Người ta ước tính, khí tài quân sự của Liên Xô và Nga chiếm khoảng 80% tổng số khí tài Không quân Ấn Độ, trong Hải quân, con số này là 75%, còn trong lực lượng mặt đất Ấn Độ - 40%. Hiện tại, Quân đội Ấn Độ sở hữu hơn 4.600 xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT), trong đó, khoảng 600 xe tăng T-55, gần 2.000 (có tài liệu nói hơn 2.400) xe tăng T-72M1 và 640 xe tăng T-90C. Trong thập kỷ 2020, những chiếc xe tăng này sẽ ngừng hoạt động, cần trang bị mới.

Trong 20 năm qua, Ấn Độ đã mua hơn 2.000 xe tăng T-90S của Nga và Ấn Độ, năm 2019, một đơn đặt hàng khác với 464 chiếc thuộc loại cải tiến mới nhất T-90SM, sẽ phục vụ cho đến đầu những năm 30 và sau đó. Lục quân có 124 xe tăng Arjun cải tiến cơ bản và 1 xe tăng Mk 1A hiện đại hóa. Trong những năm tới, sẽ có thêm 117 xe được sản xuất, và số lượng của chúng sẽ vượt con số 240 chiếc. Kế hoạch sản xuất thêm các loại tăng này vẫn chưa được tiết lộ.

Trong các lực lượng vũ trang Ấn Độ, vũ khí, khí tài của Liên Xô và Nga chiếm tỷ lệ cao; Nguồn: topwar.ru
Trong các lực lượng vũ trang Ấn Độ, vũ khí, khí tài của Liên Xô và Nga chiếm tỷ lệ cao; Nguồn: topwar.ru

Ấn Độ từng đưa lên bàn cân T-14 Armata của Nga, Leclerc của Pháp, T-84 Oplot của Ukraine, K-2 Black Panther của Hàn Quốc... K-2 của Hàn Quốc đang gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ thống truyền động và sự thất bại của các nhà thiết kế trong việc phát triển động cơ nội địa. T-14 Armata của Nga có thể là lựa chọn tốt nhất cho Ấn Độ, vì Quân đội nước này đã sử dụng các nền tảng của Nga và việc lựa chọn một nền tảng khác của Nga sẽ dẫn đến chuỗi cung ứng hậu cần hiệu quả và khả năng cung cấp phụ tùng thay thế tốt hơn.

Tuy nhiên, cho đến khi Armata tiến gần đến dây chuyền lắp ráp, Nga chỉ có thể cung cấp T-90SM - một phiên bản cải tiến của T-90S của Ấn Độ và New Dehli chọn còn đường “thoát Nga”. Do quan hệ căng thẳng với Trung Quốc và Pakistan, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ yêu cầu về một loại xe tăng mới để tăng tốc sản xuất, và sự hiện diện của những ý định như vậy đã nói lên sự không bằng lòng của người Ấn Độ với xe tăng Nga.

Dự án “thoát Nga” FCRV đầy tham vọng

Các vấn đề thay thế T-72 đã được thảo luận từ năm 2017, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã xây dựng các yêu cầu cơ bản đối với loại Phương tiện chiến đấu sẵn sàng cho tương lai (Future Ready Combat Vehicle - FRCV), sẽ được hoàn thành vào năm 2030 nhằm cung cấp cho quân đội 1.770 xe tăng mới và nhận được một số đơn đăng ký tham gia chương trình. Ngày 1/6/2021, Bộ này thông báo hủy bỏ yêu cầu trước đó đối với FRCV và khởi động lại chương trình.

Các yêu cầu đối với MBT mới đã được điều chỉnh đáng kể và các tổ chức muốn tham gia vào việc tạo ra xe tăng của tương lai phải gửi đề xuất của họ trước ngày 15/9. Do tiến độ hiện tại của chương trình FRCV dự kiến ​​sẽ kết thúc giai đoạn thiết kế vào năm 2025 và nguyên mẫu đầu tiên ​​sẽ ra mắt vào năm 2027, sau khi đánh giá thử nghiệm thành công các nguyên mẫu, FRCV ​​sẽ được đưa vào sản xuất vào năm 2029. Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, FRCV sẽ được ra mắt vào năm 2031.

 

Ấn Độ từng thành công với một số chương trình vũ khí hiện đại; Nguồn: topwar.ru
Ấn Độ từng thành công với một số chương trình vũ khí hiện đại; Nguồn: topwar.ru

Với FRCV, Ấn Độ muốn có trọng lượng trung bình (khoảng 50 tấn) với tính cơ động cao ở cả đồng bằng và miền núi, cao nguyên, tăng cường khả năng bảo vệ và hỏa lực; giáp trán kết hợp dựa trên kim loại và gốm, được bổ sung các hệ thống bảo vệ tự động và bảo vệ tích cực khỏi tất cả các mối đe dọa hiện đại và cũng như trong tương lai, có thể đối phó với một loạt các mục tiêu đặc trưng của chiến trường; kích thước phải tuân theo các quy chuẩn vận chuyển đường sắt và vận tải hàng không quân sự.

Các nhà chuyên môn đề xuất tạo ra một động cơ điện hybrid, cung cấp công suất ở mức 30 mã lực/tấn (T-90SM sử dụng động cơ 1130 mã lực - tương đương 24 mã lực/tấn) cùng nguồn điện cho tất cả các hệ thống trên xe và phạm vi hoạt động cao hơn. Khoang chiến đấu được xây dựng trên cơ sở các giải pháp hiện đại nhất, đặc biệt, pháo chính được nạp đạn tự động với nhiều đạn và tên lửa dẫn đường có thể được phóng qua nòng...

Tháp pháo phải có khả năng theo dõi và vô hiệu hóa mối đe dọa đồng thời và kết hợp các thiết bị nhìn ngày-đêm tích hợp và tầm nhìn toàn cảnh 360 độ cho người chỉ huy cùng với Hệ thống phát hiện và chế áp hỏa lực tích hợp (IFDSS). Hệ thống điều khiển hỏa lực sẽ cung cấp khả năng kiểm soát toàn bộ vũ khí, được xây dựng trên cơ sở một máy tính trung tâm với trí tuệ nhân tạo, có khả năng kết nối mạng, giúp kíp xe có thể giảm xuống còn ba hoặc hai người.

Phương tiện chiến đấu này cần được phát triển dạng mô-đun như một phần của dòng phương tiện chiến đấu, gồm xe chiến đấu, trinh sát, dò mìn, cứu kéo, pháo tự hành, phòng không, công binh… Thiết kế phải nhỏ gọn cho phép cơ động chiến lược, tác chiến, cũng như tạo điều kiện nâng cấp, dễ dàng thay thế/sửa chữa các tổ hợp và sản xuất các biến thể. Sức mạnh hỏa lực, phạm vi hoạt động cao, tương đương với các MBT đương thời. FRCV sẽ là nền tảng phương tiện chiến đấu để tiến hành các hoạt động liên tục cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết ở địa hình và phạm vi nhiệt độ ở biên giới phía Tây của Ấn Độ.

… và táo bạo

 

Các yêu cầu kỹ thuật và chiến thuật của Ấn Độ đối với một chiếc FRCV được cho là quá táo bạo, một số trong số đó vẫn chưa được thực hiện hoặc thực hiện thậm chí bởi các cường quốc chế tạo xe tăng hàng đầu. Cho đến nay, Ấn Độ chỉ có thể phát triển độc lập một MBT và sau đó tiến hành hiện đại hóa sâu rộng; quá trình phát triển của hai dự án đều quá lâu, tốn kém và khó khăn - do thiếu năng lực cần thiết. Giờ đây, Ấn Độ, dự định tạo ra một xe tăng chủ lực khác, có thiết kế tiên tiến, vượt trội hơn cả những mẫu xe nước ngoài hiện đại nhất về một số tính năng.

Dự án “thoát Nga” FCRV đầy tham vọng đang là một bài toán khó đối với ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ; Nguồn: topwar.ru
Dự án “thoát Nga” FCRV đầy tham vọng đang là một bài toán khó đối với ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ; Nguồn: topwar.ru

MBT được thiết kế để tối ưu hóa cả ba yếu tố (hỏa lực, độ cơ động và khả năng bảo vệ) và đạt được sự cân bằng, nếu tăng cường bất kỳ yếu tố nào, thì các yếu tố còn lại sẽ bị ảnh hưởng - tăng khả năng bảo vệ, thì trọng lượng của xe sẽ tăng lên và tính cơ động sẽ bị giảm. Lục quân Ấn Độ đang tìm kiếm một loại xe tăng có trọng lượng trung bình (45-50 tấn) trong khi MBT Arjun bản địa nặng tới 69 tấn, không thể được triển khai ngoài sa mạc trong trường hợp xung đột với Pakistan.

Tháng 9/2016, Ấn Độ nói rằng không có lợi thế nào về mặt chiến thuật ngay cả khi trọng lượng của Arjun giảm xuống còn 65 tấn. Ngoài ra, chuỗi cung ứng hậu cần của MBT bản địa là một mớ hỗn độn và là vấn đề đau đầu của Lục quân trong hơn một thập kỷ nay. Việc sản xuất FRCV của các công ty Ấn Độ sẽ không chỉ đảm bảo hậu cần tốt hơn mà còn đảm bảo tỷ lệ khả năng phục vụ tốt trong trường hợp xảy ra xung đột. Việc mở rộng đầy tham vọng của chương trình FRCV có nghĩa là Arjun bản địa bị siết chặt hơn.

Rõ ràng là ngành công nghiệp Ấn Độ, vốn còn hạn chế về kinh nghiệm, sẽ không thể đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả những thách thức. Đáng ra, công nghiệp sẽ có thể thiết kế một số thành phần và cụm lắp ráp, trong khi các thành phần khác sẽ phải chuyển cho các đồng nghiệp nước ngoài. Không loại trừ kịch bản trong đó tất cả sự phát triển sẽ được thực hiện bởi một tổ chức nước ngoài. Trong trường hợp này, Ấn Độ thực sự có thể tin tưởng vào sự xuất hiện của một chiếc xe tăng với khả năng như mong muốn vào năm 2030, nhưng vẫn chưa rõ có thể hoàn thành việc chế tạo 1.770 xe tăng trong khung thời gian nào.

Chương trình FRCV là một bước đi táo bạo vì sản phẩm cuối cùng sẽ dựa trên học thuyết quân sự và yêu cầu của Quân đội Ấn Độ. Trước đây, New Dehli đã mua công nghệ tốt nhất hiện có và sau đó hình thành học thuyết chiến tranh dựa trên khả năng của hệ thống vũ khí mới được đưa vào trang bị. Ấn Độ có nhiều bài học về thành công và cả thất bại trong việc tự phát triển vũ khí trang bị. Lần này, số phận có mỉm cười với quốc gia Nam Á này?.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm