Mua S-400 và cách chơi của Ấn Độ
Siêu vũ khí giúp Nga duy trì vị thế trên trường quốc tế / Chuyên gia Israel: Vũ khí siêu thanh Nga "xuyên thủng" lá chắn tên lửa Mỹ
Theo ông Nikolay R. Kudashev, việc chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 cho Ấn Độ sẽ không bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
"Không có bất kỳ thay đổi nào trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán S-400 giữa Nga và Ấn Độ. Chính quyền New Delhi khẳng định cam kết tiếp tục theo đuổi thỏa thuận đã ký kết và Nga sẽ chuyển giao lô S-400 đầu tiên cho Ấn Độ trước cuối năm 2021", đại sứ R. Kudashev cho biết.
Hệ thống S-400. |
Theo nguồn tin này, Ấn Độ ký với Nga hợp đồng đặt mua 5 tiểu đoàn tên lửa S-400 hồi tháng 10/2018, trị giá hơn 5 tỉ USD. Đây được xem là một trong những hợp đồng thương mại quân sự lớn nhất mà Nga ký với nước ngoài. Hợp đồng được hoàn tất trong nửa đầu năm 2025.
Trước đó, Đại sứ Ấn Độ tại Nga Bala Venkatesh Varma cũng khẳng định đại dịch lây lan toàn cầu không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thực hiện hợp đồng. Có sự chậm trễ nhỏ trong một vài khâu, nhưng không đáng kể và thỏa thuận về cơ bản diễn ra theo đúng kế hoạch.
Hãng RIA cho rằng, với số lượng thực tế hệ thống S-400 được Ấn Độ mua về cho thấy, quốc gia Nam Á mua S-400 nhiều gần gấp 3 lần so với láng giềng Trung Quốc. Được biết, Bắc Kinh là khách hàng nước ngoài đầu tiên của S-400 nhưng chỉ mua với số lượng đủ trang bị cho 2 tiểu đoàn.
Nhưng điều đặc biệt là dù đã được tiếp nhân và đưa vào trang bị nhưng S-400 của Trung Quốc vẫn chưa thể phát huy hết sức mạnh. Lý do của vấn đề này được tờ National Interest của Mỹ lý giải có nguyên nhân từ Ấn Độ.
Nhận định được chuyên trang quốc phòng Mỹ đưa ra khi nói về thương vụ S-400 giữa Nga với 2 khách hàng là đối thủ của nhau Ấn Độ và Trung Quốc. Những hệ thống tên lửa đánh chặn S-400 được Trung Quốc ký hợp đồng mua vài năm trước đã không có tên lửa dẫn đường, do Nga quyết định tạm ngừng cung cấp vũ khí này cho Bắc Kinh.
"Lần này, Nga lại tuyên bố hoãn việc chuyển giao tên lửa cho hệ thống S-400 của Trung Quốc. Ở một mức độ nhất định, chúng ta có thể nói rằng đây là hành động thiếu chuyên nghiệp từ phía Moskva.
Công việc hiện tại được cho là khá khó khăn: ngoài nhu cầu Trung Quốc cử nhân sự tham gia, Nga còn phải gửi rất nhiều nhân viên kỹ thuật tới để đưa S-400 vào phục vụ", báo Mỹ dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết.
Trung Quốc gần đây còn liên tục chỉ trích S-400, cho rằng hệ thống tên lửa phòng không tầm xa này có vô số nhược điểm, thậm chí không có gì nổi trội so với HQ-9.
"Mọi chuyện với hợp đồng S-400 với Trung Quốc chỉ có thể được Nga giải quyết sau khi Moscow chuyển những hệ thống S-400 đầu tiên cho Ấn Độ. Điều đặc biệt là có vẻ Nga đã dàn xếp được chuyện này với Bắc Kinh", chuyên gia Mark Episkopos của National Interest viết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo