Quốc tế

Đức chi tỉ euro độc lập vũ khí với Mỹ

Để tăng cường khả năng phòng vệ và độc lập với vũ khí Mỹ, Đức quyết định chi 6 tỉ euro nâng cấp và trang bị vũ khí do mình sản xuất.

Mỹ bí mật rút vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu? / Lo tụt hậu trước Nga và Trung Quốc, Mỹ “xốc lại” chương trình vũ khí siêu thanh

Nhà thầu quốc phòng Rheinmetall, Diehl & Hensoldt vừa ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Đức về việc phát triển hệ thống phòng không tầm ngắn mới (SHORAD) cho quân đội Đức.

Dự án sẽ tạo ra những hệ thống SHORAD tương đương với sản phẩm cùng loại của Mỹ nhưng phải chiếm ưu thế về sự cơ động trong triển khai và thu hồi trên chiến trường nhằm tăng khả năng phản ứng nhanh khi cần thiết.

Duc chi tieuro doc lap vu khi voi My
Trực thăng Tiger của Đức được đánh giá mạnh tương đương với Apache Mỹ.

Được biết, việc Đức phát triển hệ thống phòng không mới nằm trong gói tài chính 6 tỉ euro mà chính phủ nước này vừa phê duyệt dành cho nâng cấp và mua sắm vũ khí nội địa.

"Chúng tôi sẽ đầu tư 6 tỉ euro trong vòng 7 đến 8 năm tới, nhằm cải thiện trong các hệ thống vũ khí và thiết bị quân sự đồng thời mua sắm thêm vũ khí mới", đại diện Bộ Quốc phòng Đức cho biết.

Giới quan sát cho rằng, từ chương trình mua sắm và nâng cấp quốc phòng của Đức cho thấy, đây rõ ràng là biện pháp tăng độc lập với những vũ khí do Mỹ sản xuất. Bởi ngay trước đó, Chính phủ Đức quyết định mua hệ thống phòng không tầm trung hiện đại MEADS do công ty MBDA của Đức và Italia phát triển.

Nói về quyết định mua sắm này, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cho biết, mua sắm hệ thống MEADS để thay thế hệ thống phòng không Hawk và Patriot do Mỹ sản xuất đang có trong trang bị của lực lượng phòng không Đức.

Cấu hình của hệ thống MEADS bao gồm xe phóng cơ động, trung tâm chỉ huy và kiểm soát bắn thông minh BMC4I TOC, với cấu trúc kiểu trung tâm kết nối mạng dạng mở, cho phép kết nối nhiều hệ thống cảm biến khác nhau để tạo thành một hệ thống thống nhất.

 

BMC4I TOC hoạt động theo nguyên tắc "plug-and-fight" (kết nối và chiến đấu), radar tìm kiếm mục tiêu đường biển, radar tìm kiếm mục tiêu đường không, radar điều khiển hỏa lực đa chức năng MFCR.

"MEADS sẽ cung cấp khả năng vượt trội với sự linh hoạt chưa từng có so với các hệ thống hiện hành. Tầm bao quát 360 độ sẽ mang lại khả năng đối phó hiệu quả với máy bay chiến đấu, cách nhận thức tình huống và giải quyết các mối đe dọa từ mọi hướng", đại diện của nhà sản xuất cho biết.

MEADS sẽ cho phép bảo vệ trên một diện tích rất rộng lớn, điều đó sẽ giảm đáng kể về nhân sự và trang thiết bị phòng không trong khi vẫn đảm bảo và duy trì năng lực tác chiến.

Được biết, MEADS không phải là bản hợp đồng mua sắm quốc phòng đầu tiên của Đức nhằm giảm lệ thuộc vào vũ khí có nguồn gốc từ Mỹ. Trước đó, Bộ Quốc phòng Đức đã ký với công ty Diehl Defense của nước này hợp đồng trang bị hệ thống phòng không Iris-T SLS.

Các hệ thống tên lửa phòng không Iris-T SLS được trang bị biến thể cải tiến của tên lửa không đối không Iris-T, các hệ thống cho phép dẫn tên lửa từ mặt đất vào các mục tiêu trên không, các bệ phóng và một hệ thống điều khiển hỏa lực.

 

Hệ thống có thể hoạt động ở chế độ tự động và điều khiển bằng tay. Iris-T SLS được dùng để bảo vệ các mục tiêu quan trọng chống tên lửa hành trình, trực thăng và máy bay chiến đấu. Các chi tiết kỹ thuật Iris-T SLS chưa được tiết lộ.

Ngoài ra, Đức cũng đưa vào trang bị hệ thống phòng không tầm ngắn LeFlaSys (ASRAD) - sản phẩm do Công ty Krauss-MAFFEI Wegmann (Đức) phát triển. ASRAD được thiết kế để có thể sử dụng được hầu hết các loại đạn vác vai hiện nay trên thế giới như Stinger, tên lửa Igla-1, Igal, Mistral...

Cơ số đạn tên lửa bổ sung được dùng để nạp lại ở chế độ nạp bằng tay có thể bố trí trong xe chiến đấu. Kíp chiến đấu bắn mục tiêu ở trong cabin hoặc ở vị trí ẩn nấp bằng cách sử dụng thiết bị điều khiển từ xa.

Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành ASRAD dùng để yểm trợ cho các sở chỉ huy, các đầu mối liên lạc, căn cứ không quân và các đơn vị bộ đội khi hành quân và trên chiến trường trước các cuộc tấn công của máy bay và trực thăng hoạt động tầm thấp và cực thấp.

Điều đặc biệt là cùng với Đức, một số cường quốc tại châu Âu như Pháp, Ý, Anh cũng đang rất quyết tâm trang bị vũ khí tự phát triển nhằm giảm phụ thuộc vào vũ khí Mỹ. Điều này khiến Mỹ đứng trước nguy cơ mất đi thị trường vũ khí truyền thống và lớn nhất của mình.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm