Quốc tế

Đức đưa công nghệ vũ khí Israel vươn ra thế giới

Israel-một trong những nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới - đã chú trọng tăng vị thế của mình thông qua hợp tác với cường quốc NATO là Đức.

Kho vũ khí mới đáng sợ của máy bay B-52 / 'Vũ khí mới' để điều trị COVID-19

Hợp tác quân sự-kỹ thuật (gọi tắt là MTC) của Israel với các đối tác nước ngoài được xác định bởi đường lối quân sự-chính trị mà lãnh đạo đất nước này theo đuổi, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, tăng cường ảnh hưởng của Tel Aviv trong khu vực và trên toàn thế giới.

Là thành phần hỗ trợ quan trọng nhất cho tổ hợp công nghiệp-quân sự quốc gia (MIC), nó góp phần vào sự thống trị về quân sự và kỹ thuật đối với các quốc gia Ả Rập trong khu vực. Tổ hợp MIC hiện đại của đất nước, với cơ sở nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao, có tác động đáng kể đến sự phát triển của nền kinh tế Israel.

Xét về doanh số bán các sản phẩm quân sự và lưỡng dụng, Israel đứng thứ bảy trên thế giới sau Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc và Vương quốc Anh. Trong 5 năm qua, nó đã chiếm khoảng 3% kim ngạch xuất khẩu vũ khí toàn cầu.

Khối lượng cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự chính của nhà nước Do Thái thuộc về các nước Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Trong năm 2014-2018, thị phần của khu vực này trong tổng xuất khẩu của Israel là khoảng 61%, với một phần đáng kể là sang các nước SNG (khoảng 18%) và châu Âu (9%).

Lãnh đạo nhà nước đặc biệt chú trọng đến việc củng cố vị thế của mình trên thị trường vũ khí của các quốc gia châu Âu, cũng như tìm kiếm những người tiêu dùng mới cho các sản phẩm quân sự và lưỡng dụng, cả sản xuất riêng và sản xuất chung. Một trong những đối tác châu Âu chính của Israel trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật là Đức.

Hợp tác giữa các công ty công nghiệp-quân sự của Israel và Đức bao quát nhiều vấn đề và bao gồm cả việc sản xuất mới và hiện đại hóa các mẫu thiết bị quân sự hiện có. Cần lưu ý rằng trong khuôn khổ hợp tác, các mẫu sản phẩm quân sự và lưỡng dụng cũng được sản xuất, nhằm xuất khẩu sang các nước thứ ba.

Đáng chú ý là Đức thường xuyên phân bổ trợ cấp cho phía Israel để mua thiết bị quân sự do Đức sản xuất, góp phần tăng cường quan hệ quân sự-kỹ thuật song phương. Việc Berlin cung cấp các nguồn tài chính cho Tel Aviv được thực hiện trong khuôn khổ khái niệm “trách nhiệm đặc biệt của Đức đối với an ninh của quốc gia Do Thái”.

Duc dua cong nghe vu khi Israel vuon ra the gioi
Tàu hộ tống lớp Saar-6 của Israel là phiên bản hiện đại hóa của dự án Meko A100.

Đức giúp Israel trong lĩnh vực hải quân

Hiện tại, hai chính phủ đang thực hiện một thỏa thuận về việc đóng 4 tàu hộ tống Saar-6 với vũ khí tên lửa dẫn đường cho nhu cầu của Hải quân Israel. Chúng là phiên bản được hiện đại hóa của tàu Đức thuộc dự án “Meko A100”.

Việc đặt và phần lớn công việc thân tàu được thực hiện bởi Tập đoàn đóng tàu của Đức Thyssen-Krupp Marine Systems tại Nhà máy đóng tàu của Hải quân Đức ở Kiel. Tổng chi phí của hợp đồng là khoảng 480 triệu dollars, trong đó 130 triệu được phân bổ bởi các cơ quan chức năng của Đức.

Hiện chiếc tàu hộ tống đầu tiên mang tên “Magen” đã hiện diện tại Israel và chuyển giao sau đó cho Tel Aviv dự kiến vào nửa đầu năm 2020, sau khi kết thúc một loạt các thử nghiệm trên biển.

Công việc lắp đặt vũ khí và các hệ thống hỗ trợ cơ bản được MIC Israel lên kế hoạch thực hiện tại chỗ. Con tàu dự kiến sẽ được đưa vào biên chế Hải quân không sớm hơn năm 2021, việc chuyển giao chiếc thứ hai và thứ ba (lần lượt là “Oz” và “Atsmaut”) được lên kế hoạch vào năm 2020, chiếc cuối cùng của loạt (“Nitshon”), vào cuối năm 2021.

 

Hiện nay, cơ sở của lực lượng tàu ngầm của Hải quân Israel là 5 tàu ngầm diesel-điện, được đóng tại nhà máy đóng tàu của Đức ở Kiel (hợp đồng từ năm 2005 trị giá 8 tỷ USD). Đồng thời, ba chiếc đầu tiên trong số đó là Dolphin (chiếc đầu tiên), “Leviathan” và “Tekuma” - được chế tạo trên cơ sở tàu ngầm thuộc Dự án 209 Type 209) của Đức, thuộc lớp Dolphin.

Hai chiếc tiếp theo là “Tanin” và “Rakhav” (lớp “Dolphin” nâng cấp) - được đóng trên cơ sở Type 212 với những thay đổi đáng kể phù hợp với yêu cầu của khách hàng Israel.

Việc nhận chiếc thứ sáu (tên được cho là “Dakar”), chiếc cuối cùng theo hợp đồng, được lên kế hoạch vào đầu năm 2020 và Hải quân Israel dự kiến ​​đưa vào hoạt động trong năm 2021.

Duc dua cong nghe vu khi Israel vuon ra the gioi
Đức đã thuê nhiều hệ thống UAV trinh sát "Heron" của Israel.

Hệ thống đẩy của tàu ngầm diesel-điện nâng cấp, ngoài ba máy phát điện diesel và một động cơ đẩy chạy điện, được trang bị hai máy phát điện hóa với công suất mỗi máy là 120 kw. Điều này góp phần vào việc cải thiện các chỉ số tàng hình (do giảm số lần nổi bắt buộc) và để phù hợp với việc tự động dẫn đường.

Israel hỗ trợ Đức trong lĩnh vực không quân

 

Công ty Elbit Systems của Israel cùng với công ty Dil Defense của Đức đang thực hiện dự án trang bị cho máy bay vận tải quân sự của Bundeswehr hệ thống bảo vệ chống lại tên lửa đất đối không được trang bị đầu phóng hồng ngoại.

Giới truyền thông cho rằng, 12 tổ hợp “Jay Music” đầu tiên trị giá 73 triệu USD sẽ được lắp đặt trên 4 máy bay vận tải A.400M (3 tổ hợp trên mỗi máy bay).

Những khó khăn trong việc triển khai chương trình chế tạo máy bay không người lái (UAV) “Eurohawk” cho Lực lượng Không quân các nước châu Âu, cũng như nhu cầu tổ chức hỗ trợ tình báo cho lực lượng gìn giữ hòa bình quốc gia ở Afghanistan, đã buộc chính phủ Đức năm 2010 cho thuê 4 UAV trinh sát "Heron" của Israel.

Vào tháng 2 cùng năm, đơn vị đầu tiên của Lực lượng Vũ trang Đức bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ trong biên chế của Lực lượng An ninh Quốc tế tại IRA (Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan) và đến tháng 9 cùng năm, những người lính của Bundeswehr đã vận hành ba máy bay không người lái và hai trạm kiểm soát mặt đất.

Dựa trên kinh nghiệm tích cực của việc sử dụng các máy bay này ở Afghanistan, Bộ tư lệnh Lực lượng vũ trang Đức đã quyết định triển khai UAV Heron-1 ở Mali.

 

Vào tháng 7 năm 2015, Cơ quan Liên bang về Mua sắm Vũ khí, Công nghệ Thông tin và Hoạt động Quân sự của Đức đã ký hợp đồng cho thuê một hệ thống này để sử dụng trong khuôn khổ Phái bộ đa quốc gia vê ổn định Mali của Liên hợp quốc tại nước này. Sau đó, số lượng đã được tăng lên ba hệ thống.

Duc dua cong nghe vu khi Israel vuon ra the gioi
Đức và Israel đã thành lập doanh nghiệp chung “Eurospike” để sản xuất ATGM “Spike”.

Vào tháng 2 năm 2019, hợp đồng cho thuê 5 chiếc UAV chiến đấu và 2 UAV huấn luyện đã được gia hạn thêm một năm, số tiền của giao dịch đó đã lên tới khoảng 990 triệu USD, bao gồm cả chi phí đào tạo chuyên môn cho 35 nhân viên điều khiển UIAV.

Cùng lúc đó, căn cứ không quân Tel Nof của Không quân Israel (IAF) bắt đầu đào tạo quân nhân Đức vận hành UAV để bổ sung cho đơn vị máy bay không người lái Red Baron được thành lập trong Không quân Đức. Để huấn luyện thực hành, Đức đã thuê 5 phương tiện trinh sát và tấn công Heron-TP của Phi đội Hàng không 210 của IAF.

Mở rộng sang lĩnh vực tên lửa chống tăng

Trong khuôn khổ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực sản xuất và hiện đại hóa vũ khí chống tăng dẫn đường (ATGM), một doanh nghiệp chung giữa Israel và Đức mang tên “Eurospike” (trụ sở tại Dusseldorf) đã được thành lập.

 

70% các đơn đặt hàng thuộc về Lực lượng vũ trang của Đức, phần còn lại của các sản phẩm được cung cấp cho các lực lượng vũ trang của Latvia, Bulgaria và Ý.

Hiện tại, lực lượng lục quân của Bundeswehr có khoảng 400 bệ phóng ATGM “Spike” với nhiều cải tiến khác nhau và hơn 3.500 tên lửa cho chúng. Ngoài ra, vào năm 2019, Đức đã ký một hợp đồng mới trị giá khoảng 200 triệu USD để sản xuất 250 bệ phóng và 1500 ATGM, theo cấp phép của Israel.

Có thể khẳng định rằng, Israel và Đức đang tích cực phát triển hợp tác quân sự-kỹ thuật song phương, trong khuôn khổ có sự trao đổi về công nghệ hiện đại để sản xuất hệ thống phòng không, cũng như kinh nghiệm sử dụng trong chiến đấu các vũ khí và trang thiết bị quân sự.

Nhìn chung, độ tin cậy cao, năng lực sản xuất tốt và chi phí tối ưu của các mẫu thiết bị quân sự do Israel sản xuất, cũng như sự mở rộng khả năng thành lập liên doanh sẽ góp phần mở rộng nhu cầu đối với các sản phẩm MIC của Israel trên thị trường quốc tế.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm