Quốc tế

“Bộ tứ” siêu vũ khí tạo nên sức mạnh đáng gờm của Hải quân Mỹ

Là một trong những lực lượng nòng cốt của quân đội Mỹ, lực lượng hải quân luôn được trang bị các loại vũ khí tối tân nhất, trong đó có nhiều tàu chiến và máy bay hiện đại.

Mỹ “bật đèn xanh” tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ ba cho người có hệ miễn dịch yếu / Báo Mỹ chỉ 5 vũ khí giúp Nga thống trị Bắc Cực

Công nghệ cao và sức mạnh vượt trội là hai cụm từ được sử dụng phổ biến nhất khi nói đến các lực hải quân hàng đầu thế giới. Là một trong những lực lượng nòng cót của quân đội Mỹ, lực lượng hải quân luôn được trang bị các loại vũ khí tối tân nhất, trong đó có nhiều tàu chiến và máy bay hiện đại. Dưới đây là những vũ khí chủ chốt tạo nên sức mạnh khó so bì của Hải quân Mỹ trong thế kỷ 21.

Súng ngắn MK23. Ảnh: Most-beauty.ru
Súng ngắn MK23. Ảnh: Most-beauty.ru

Súng ngắn MK23

Đứng đầu tiên trong danh sách là loại súng ngắn có khả năng sát thương lớn nhất của Hải quân Mỹ - súng Heckler & Koch MK23 do Đức sản xuất. Mặc dù không còn được sử dụng rộng rãi trong lực lượng hải quân, nhưng MK23 vẫn là loại vũ khí đầy ấn tượng.

Thay vì dùng các loại đạn 9mm tiêu chuẩn, MK23 dùng đạn .45 ACP được tăng cường độ sát thương hoặc đạn .45 ACP 185 g +P cải tiến, cho phép độ xuyên phá cao hơn so với thông thường. Mk 23 có khối lượng rỗng 1.2 kg và khối lượng tăng lên thành 2.29 kg khi lắp đầy đủ bộ phụ kiện tiêu chuẩn. Dù có kích thước lớn nhưng nó không quá nặng do bộ khung được làm bằng vật liệu polyme. Súng có nòng dài 150 mm, sử dụng cơ chế giật ngắn, có khóa an toàn đặt ở phía sau thân, bên dưới thanh trượt. Ngày nay, khẩu súng này được đánh giá là có độ chính xác cao nhất trong tất cả những loại súng dùng cỡ đạn .45 ACP.

Tàu ngầm lớp Columbia

Đồ họa tàu ngầm Columbia. Ảnh: Hải quân Mỹ
Đồ họa tàu ngầm Columbia. Ảnh: Hải quân Mỹ

Vũ khí nguy hiểm đứng thứ 2 của Hải quân Mỹ là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Columbia đang được phát triển, có khả năng “sẽ trở thành tàu ngầm mạnh nhất thế giới” một khi đi vào hoạt động. Nó sẽ thay thế tàu ngầm lớp Ohio, thực hiện nhiệm vụ duy trì năng lực răn đe hạt nhân trên biển của Mỹ. Tàu có chiều dài 170 m, đường kính 13 m, lượng choán nước khoảng 20.800 tấn. Giống với tàu ngầm lớp Ohio, tàu ngầm lớp Columbia sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident – vũ khí hạt nhân có thể hủy diệt trái đất theo đúng nghĩa đen, và có thủy thủ đoàn là 155 người.

Điểm khác biệt là, nếu như tàu ngầm lớp Ohio cần phải trải qua các đợt nâng cấp kéo dài trong quá trình hoạt động để tiếp nhiên liệu hạt nhân thì tàu ngầm lớp Columbia có thiết kế lò phản ứng hạt nhân đặc biệt và không bao giờ cần tiếp nhiên liệu trong suốt vòng đời của nó.

Đây cũng sẽ là tàu ngầm có khả năng tàng hình tốt nhất từ trước đến nay của hải quân Mỹ. Để tránh bị phát hiện, thân tàu Columbia sẽ được bao phủ bằng vật liệu hấp thụ âm thanh, về cơ bản đó là lớp đệm cao su được tích hợp các túi khí nhỏ có thể hấp thụ sóng âm từ máy dò tìm sonar của đối phương và giúp che dấu con tàu. Tàu ngầm lớp Columbia chạy rất êm và có lò phản ứng hạt nhân tiên tiến hơn các loại tàu ngầm hạt nhân khác. Nó cũng sẽ được trang bị hệ thống thông tin liên lạc và ăng ten thế hệ mới hiện đại hơn hẳn.

Súng trường Barrett M82

M82A3 trong tay của một trinh sát bắn tỉa của Quân đội Hoàng gia Anh. Ảnh: Reuters
M82A3 trong tay của một trinh sát bắn tỉa của Quân đội Hoàng gia Anh. Ảnh: Reuters

Một trong những súng trường bắn tỉa mạnh nhất của Hải quân là dòng súng trường Barrett M82 và các phiên bản cải tiến của nó. Súng trường này được phát triển trong những năm đầu thập niên 1980 với hầu hết các bộ phận đều được gia công bằng tay. Kể từ thời điểm đó, M82 và các biến thể của nó đã được phân phối rộng rãi trong quân đội Mỹ. Nhờ sử dụng đạn .50 BMG tương đối lớn, nó có thể tấn công chính xác các mục tiêu cách xa đến 1.800m.

 

Khẩu súng này được trang bị phanh mõm để giảm độ giật và giảm áp lực cho xạ thủ. Nòng súng có rãnh để tăng khả năng tản nhiệt trong quá trình bắn. Bên cạnh đó, nòng súng có thể di chuyển lùi ra sau thay vì gắn cố định như các loại súng thông thường. Cơ chế này giúp hấp thu 1 phần sức giật thay vì truyền thẳng vào vai xạ thủ.

Chiến đấu cơ F-35C

Chiến đấu cơ F-35C sẽ là máy bay thế hệ 5 đầu tiên hoạt động trên tàu sân bay Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Chiến đấu cơ F-35C sẽ là máy bay thế hệ 5 đầu tiên hoạt động trên tàu sân bay Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng vũ khí nguy hiểm nhất là loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35C Lightning II. Chương trình chế tạo F-35 là chương trình chiến đấu cơ tàng hình được đầu tư mạnh mẽ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đã có rất nhiều phiên bản F-35 được tạo ra, trong đó phiên bản dành cho lực lượng hải quân là F-35C.

Tiêm kích này được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay, có bộ khung được gia cố để phù hợp với các cuộc đổ bộ cường độ cao. So với các “chị em”, F-35C có đôi cánh lớn hơn giúp nó bay được với tốc độ thấp. Đầu cánh máy bay cũng có thể gập lại để giúp tiết kiệm không gian khi đỗ trên các tàu sân bay. Do có diện tích cánh lớn hơn nêu F-35C có thể mang theo tải trọng lớn hơn và có tầm hoạt động xa hơn các biến thể khác. F-35C được phát triển để trở thành máy bay hoạt động trên tàu sân bay có khả năng quan sát ở độ cao thấp đầu tiên của Hải quân Mỹ. F-35 đang thay thế tiêm kích F/A-18C/D Hornets, trở thành máy bay chiến đấu chính của nhóm tác chiếc tàu sân bay. Tiêm kích đa nhiệm này cũng có thể được sử dụng để yểm trợ trên không, thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất và phòng thủ tên không. Tải trọng tối đa của F-35C là 8 tấn, lớn hơn so với tải trọng tối đa của F-35B của Thủy quân lục chiến là gần 7 tấn.

Ngoài khả năng hoạt động từ tàu sân bay, F-35C còn có đặc tính tàng hình ưu việt, được tích hợp mạng lưới cảm biến hiện đại và có độ tin cậy cao. Radar quét mảng pha điện tử chủ động( (AESA) cùng Hệ thống khẩu độ phân tán (DAS), Hệ thống tìm kiếm quang điện (EOTS) được tích hợp trên máy bay cũng cho phép phi công có thể bao quát được không gian chiến đấu và dự đoán tình hình./.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm