Đuổi theo “Sản phẩm 30” của Nga, Mỹ hụt hơi?
Ấn Độ sắp có tên lửa siêu thanh tương tự Zircon / Hải quân Nga giải quyết xong vấn đề với khinh hạm 22350
Việc phát triển một động cơ mới cho tiêm kích thế hệ thứ năm F-35 trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với Không quân Mỹ, điều này dẫn đến kế hoạch đầy tham vọng nhằm hiện đại hóa loại máy bay này của Mỹ sắp bị phá sản. Thông tin này được giám đốc điều hành của công ty Raytheon Technologies Greg Hayes cho biết.
Tiêm kích thế hệ thứ năm Su-57 của Nga sẽ được trang bị động cơ mới “Sản phẩm 30”. |
Nhớ lại rằng, vào năm 2016 Không quân Mỹ đã ký một hợp đồng trị giá hàng tỷ USD với Pratt & Whitney và General Electric Aviation (một chi nhánh của công ty Raytheon Technologies) như một phần của chương trình sản xuất động cơ cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Loại động cơ này nếu thành công sẽ cho phép F-35A Lightning II tăng tầm bay 11% và lực đẩy cũng tăng thêm 10%.
Bất chấp những kế hoạch hoành tráng của Lầu Năm Góc, ông Greg Hayes vẫn cho rằng, việc phát triển một động cơ mới để thay thế động cơ cũ trên tiêm kích F-35 sẽ trở thành một “thử thách” đối với Không quân Mỹ.
Trong khi Mỹ đang đau đầu không biết giải quyết vấn đề này như thế nào thì Nga đã tuyên bố tạo ra được loại động cơ dành cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Nước này sẽ sản xuất lô thứ hai tiêm kích Su-57 với loại động cơ mới “Sản phẩm 30”.
Động cơ mới của Nga có lực đẩy phản lực cao hơn nhiều so với phiên bản AL-41F1 (ở chế độ không đốt sau - 11.000 so với 9.000 kgf, ở chế độ đốt sau - 18.000 so với 15.000 kgf). Được trang bị động cơ mới này, Su-57 sẽ trở nên linh hoạt hơn và nhanh hơn, điều này sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ.
Ngoài ra, “Sản phẩm 30” có hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu cao, cho phép máy bay tăng phạm vi hoạt động và ít phát ra nhiệt trong quá trình bay khiến các trạm radar của đối phương khó phát hiện.
“Sản phẩm 30” cho phép tăng lực đẩy lên rất cao - 63,6%. Chỉ số này đặc trưng cho khả năng tiết kiệm nhiên liệu tiêu thụ ở chế độ bay hành trình siêu âm, cũng như khả năng máy bay chuyển đổi nhanh chóng từ tốc độ bay trung bình lên tốc độ bay tối đa. Để so sánh, lực đẩy đối với động cơ F119 của tiêm kích F-22 là 25,7% và đối với động cơ của tiêm kích F-35 là 34,9%.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Không quân Mỹ tích cực đầu tư hàng tỷ USD với hy vọng tiêm kích F-35 sẽ không bị tụt hậu so với máy bay chiến đấu Su-57 của Nga. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại Hoa Kỳ vẫn chưa thành công và có vẻ như họ đã tạm thời thừa nhận tụt hậu với Nga trong lĩnh vực này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo