F-15E thử nghiệm thành công khả năng mang bom hạt nhân B61-12
Tiêm kích F-15E Strike Eagle đã hoàn thành thử nghiệm khả năng mang bom B61-12 và đáp ứng cả các tiêu chuẩn về an toàn cũng như hiệu suất.
Mỹ nói thẳng loại bom hạt nhân sắp thử nổ / Chiếc máy bay ném bom tàng hình thay đổi cán cân sức mạnh Mỹ-Trung?
Tiêm kích F-15E Strike Eagle đã trở thành chiếc máy bay đầu tiên có khả năng tương thích với bom trọng lực hạt nhân B-61-12, sau một loạt các chuyến bay thử nghiệm được cho là đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và hiệu quả hoạt động của Mỹ.
Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia ngày 8-6 cho biết F-15E Strike Eagle của Không quân Mỹ đã hoàn tất thành công thử nghiệm trang bị vũ khí từ hồi tháng 3/2020, trong đó cho thấy khả năng tương thích của tiêm kích này với bom trọng lực hạt nhân B61-12.
Một phiên bản không mang đầu đạn của loại bom trọng lực hạt nhân này đã được thả từ F-15E ở độ cao hơn 7.600 mét tại thao trường thử nghiệm Tonopah, Nevada.
“Chúng tôi có khả năng thử nghiệm B61-12 qua tất cả các giai đoạn hoạt động và vô cùng tin tưởng loại bom này phù hợp để trang bị cho F-15E Strike Eagle”, Steven Samuels, Giám đốc điều hành nhóm thử nghiệm B61-12 của Sandia khẳng định trong một thông cáo của phòng thí nghiệm
Theo ông Samuels, cuộc thử nghiệm này được tiến hành sau nhiều năm lên kế hoạch, thiết kế, phân tích, thử nghiệm và thẩm định để tích hợp B61-12 với F-15E Strike Eagle. Các cuộc thử nghiệm đáp ứng mọi tiêu chí, cả về hiệu suất và an toàn.
Sandia là một trong 3 phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển thuộc Cục an ninh hạt nhân quốc gia (NNSA) của Mỹ. Phòng thí nghiệm này đảm nhiệm việc thiết kế và vận hành các thành phần phi hạt nhân trong kho hạt nhân của Mỹ.
Cuộc thử nghiệm F-15E - B61-12 là một phần trong chương trình kéo dài thời gian hoạt động của B61-12 thêm ít nhất 20 năm nữa.
Mỹ phát triển bom hạt nhân tuy có đương lượng nổ ít hơn nhưng bù lại khả năng chính xác cao sẽ giúp xóa sổ các mục tiêu của đối phương và tránh gây thiệt hại cho ra khu vực bên ngoài ít nhất có thể.
Từ triết lý công phá diện rộng, chuyển sang thiết kế nhỏ gọn, độ chính xác cao trong thiết kế bom nguyên tử của Mỹ, khiến các đối thủ tiềm tàng lo lắng.
Việc thiết kế nhỏ gọn cho phép chiến đấu cơ mang được số bom nhiều hơn, giúp công phá được nhiều mục tiêu hơn.
Bom B61-12 dự kiến sẽ dùng để thay thế bom trọng lực B61-11, một trong những nòng cốt của kho vũ khí hạt nhân Mỹ.
B61-12 là một phần của bộ ba hạt nhân trên không, biển và đất liền, bao gồm tàu ngầm lớp Ohio, máy bay ném bom chiến lược B-52.
Dự kiến ban đầu B61-12 sẽ được đưa vào trang bị trong tháng 3/2020, tuy nhiên thực tế chúng đã vào biên chế trễ hơn ba tháng.
B61-12 là phiên bản hợp nhất và thay thế 4 phiên bản cũ hơn trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Nó được trang bị thêm nhiều tính năng và phần cứng khác.
So với B61-11, B61-12 có sức nổ kém hơn hẳn. Cụ thể, loại B61-11 mang đầu đạn công suất lên tới 400kiloton. Trong khi đó, loại B61-12 chỉ có đầu đạn 50kiloton.
Thế nhưng, B61-12 có độ chính xác cao hơn rất nhiều, với bán kính lệch mục tiêu chỉ là khoảng trên dưới 20m (còn B61-11 là 170m).
Cho đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 3.155 quả bom B61 với các phiên bản được sản xuất từ năm 1968 tới nay.
Mỹ có kế hoạch dành hơn 1.000 tỷ USD để hiện đại hóa bộ ba hạt nhân gồm: các máy bay hạt nhân và tên lửa hạt nhân được phóng từ các bệ phóng trên đất liền và tàu ngầm.
Kế hoạch này nằm trong bản Đánh giá tình hình hạt nhân mới (NPR) công bố đầu tháng 2-2018 và chương trình tăng ngân sách quốc phòng của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Việc nâng cấp vũ khí hạt nhân và đẩy mạnh các thử nghiệm các loại bom hạt nhân mới được cho là để đối phó với Nga trong bối cảnh gần đây Moscow đã công bố một loạt các vũ khí hạt nhân tân tiến mới hoặc đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó đã cảnh báo rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nga và các đồng minh, dù ở bất cứ quy mô nào đều được coi là một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Nga và sẽ vấp phải sự đáp trả thích đáng.
Nga cũng tuyên bố việc triển khai bom hạt nhân B61 tới các căn cứ của NATO ở châu Âu là vi phạm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Giới chuyên gia quân sự Mỹ kêu gọi trang bị bom hạt nhân B-61 cho các chiến đấu cơ đặc biệt là các máy bay tàng hình nhằm nâng cao khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của Mỹ trước các đối thủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo