Quốc tế

F-16 khó giúp Ukraine lật ngược thế trận với Nga

Các chuyên gia cho rằng thay vì trông chờ vào F-16, Ukraine nên đề nghị phương Tây chuyển giao những mẫu máy bay chiến đấu mà phi công nước này đã quen thuộc, có thể nhanh chóng tiếp nhận và triển khai. Điều này sẽ giúp lực lượng Ukraine đạt được kết quả tốt hơn trên chiến trường.

Nga chặn hơn 100 UAV Ukaine trong đêm / Em gái ông Kim Jong Un phủ nhận việc cung cấp vũ khí cho Nga

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận Nga đang chiếm ưu thế trong cuộc xung đột hiện nay. Ukraine cần thêm không chỉ đạn dược mà còn các hệ thống phòng không, máy bay chiến đấu từ phương Tây để đối phó đà tiến công của Nga hiện nay.

“Tôi tin rằng chúng tôi hiện chỉ có khoảng 25% những gì chúng tôi cần để bảo vệ Ukraine. Đó là về phòng không. Về máy bay chiến đấu, Kiev cần từ 120 đến 130 máy bay hiện đại để Nga không có ưu thế trên không. Tổng cộng, chúng tôi cần phi đội F-16 với số lượng mà tôi đang nói đến, để có sự ngang bằng với Nga”, ông Zelensky chp biết trong cuộc trả lời phỏng vấn AFP ngày 17/5.

Nga nhiều lần tuyên bố việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ không ảnh hưởng đến quyết tâm của Nga cũng như không làm thay đổi mục tiêu chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này. Moscow cũng đe dọa sẽ tiêu diệt máy bay chiến đấu F-16 và cho rằng tiêm kích phương Tây không thể so sánh với máy bay chiến đấu Su-35.

Bất chấp đe dọa của Nga, Ukraine vẫn yêu cầu phương Tây cung cấp tiêm kích F-16 và tin rằng chúng có thể là những yếu tố thay đổi cuộc chơi trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga.

Máy bay F-16 của Không quân Mỹ bay theo đội hình. Ảnh: Không quân Mỹ

Máy bay F-16 của Không quân Mỹ bay theo đội hình. Ảnh: Không quân Mỹ

Điều gì khiến F-16 trở nên đặc biệt?

F-16 Fighting Falcon, biểu tượng của sức mạnh và tính linh hoạt trên không, đã trở thành nền tảng của nhiều lực lượng không quân trên thế giới kể từ khi được đưa vào sử dụng những năm 1970.

F-16 do General Dynamics (nay là Lockheed Martin) phát triển cho Không quân Mỹ, là máy bay chiến đấu đa chức năng được biết đến với sự linh hoạt, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và khả năng thích ứng với nhiều tình huống chiến đấu khác nhau.

Bất chấp sự xuất hiện của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm như F-35, F-16 vẫn tiếp tục là một phần không thể thiếu trong sức mạnh không quân của nhiều nước trên thế giới. Việc liên tục nâng cấp và sản xuất các biến thể mới đảm bảo F-16 sẽ tiếp tục hoạt động trong nhiều thập kỷ tới, mang lại giải pháp tiết kiệm chi phí cho các lực lượng không quân cần một máy bay chiến đấu linh hoạt và đã chứng minh được hiệu quả.

Theo Không quân Mỹ, trong vai trò tác chiến trên không, khả năng cơ động và bán kính chiến đấu của F-16 vượt xa tất cả các máy bay chiến đấu có mối đe dọa tiềm tàng. Nó có thể xác định vị trí mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết và phát hiện máy bay bay thấp trong vùng radar hỗn loạn trên mặt đất.

 

Đối với vai trò không đối đất, F-16 có thể bay hơn 860 km, phóng vũ khí với độ chính xác vượt trội, tự vệ trước máy bay địch và quay trở lại căn cứ xuất phát. Khả năng hoạt động trong mọi thời tiết cho phép nó phóng vũ khí một cách chính xác trong điều kiện ngoài tầm nhìn”.

F-16 có thành tích chiến đấu xuất sắc, tỷ lệ công cao và thường đem lại lợi thế cho bên sử dụng trong các trận không chiến.

Những chiếc F-16 do Mỹ phát triển đã tham gia vào những trận chiến quan trọng nhất mà quân đội Mỹ từng góp mặt trong các hoạt động can thiệp quân sự toàn cầu. F-16 được sử dụng trong trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991 và vùng Balkan vào cuối thập kỷ đó. Giai đoạn 2001-2003, F-16 được sử dụng trong cả cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq.

Một số quốc gia khác cũng đã sử dụng F-16 trong các cuộc xung đột trên toàn cầu. Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Bỉ, Hà Lan và Đan Mạch đều đã sử dụng F-16 trong các cuộc xung đột tích cực.

Trong Chiến tranh Kosovo cuối những năm 1990, một chiếc F-16 của Hà Lan đã bắn hạ một máy bay MiG-29 của Nam Tư có nguồn gốc từ Liên Xô.

 

Khả năng của F-16 là lý do Ukraine tin rằng chúng sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho quân đội nước này vào thời điểm lực lượng của Kiev đang rơi vào tình thế nguy cấp trên chiến trường.

Một số phi công Ukraine đã hoàn thành khóa huấn luyện lái tiêm kích F-16 ở nước ngoài, nhằm chuẩn bị trước khi Kiev tiếp nhận mẫu máy bay chiến đấu hiện đại từ Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy và Bỉ.

Dựa vào F-16 là sai lầm chiến lược?

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen ngày 13/5 cho biết Ukraine dự kiến tiếp nhận lô F-16 đầu tiên từ Copenhagen trong tháng sau. Tuy nhiên sau đó bà đã đính chính rằng Đan Mạch sẽ chuyển giao tiêm kích F-16 cho Kiev trong “vài tháng tới”.

Các chuyên gia cho rằng Ukraine có thể mắc “sai lầm chiến lược” khi trông chờ vào mẫu tiêm kích phương Tây xa lạ như F-16 để chống lại không quân Nga thay vì tập trung vào những loại máy bay đã quen thuộc.

Giáo sư William Reno, trưởng khoa khoa học chính trị tại Đại học Northwestern, nói rằng F-16 sẽ khó có thể tới tay Ukraine vào "thời điểm tối ưu", tương tự với việc Ukraine chỉ nhận xe tăng phương Tây sau cuộc phản công mùa thu năm 2022 ở Kharkov và Kherson.

 

Trong chiến dịch phản công khi đó, Ukraine đã đẩy lùi lực lượng Nga ra khỏi các đô thị quan trọng nhưng cuối cùng phải dừng lại khi không có đủ xe tăng, thiết giáp hiện đại để tiến hành các mũi thọc sâu nhanh chóng hơn.

“Các hệ thống vũ khí của phương Tây thường đến sau thời điểm chúng có thể phát huy hiệu quả tốt nhất. Xe tăng phương Tây đã bỏ lỡ thời điểm tối ưu và chúng chỉ được chuyển đến Ukraine vào năm 2023. Sau đó, chúng đã phải đối mặt với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. UAV Nga đã nhắm vào điểm yếu trên lớp giáp của xe tăng phương Tây khiến hiệu quả tác chiến của chúng bị hạn chế đáng kể”, ông Reno cho biết.

“Các máy bay F-16 cũng sẽ gặp phải tình huống tương tự. Quá trình ra quyết định bị kéo dài, việc mất nhiều thời gian để huấn luyện và chuyển giao đã tạo điều kiện để lực lượng Nga có thời gian thích ứng và điều chính lưới phòng không nhằm vô hiệu hóa chúng”, ông Reno cảnh báo.

Theo ông Reno, thay vì trông chờ vào các mẫu máy bay hiện đại nhưng xa lạ như F-16, Ukraine nên đề nghị phương Tây chuyển giao những mẫu máy bay chiến đấu mà phi công nước này đã quen thuộc và có thể nhanh chóng tiếp nhận mà không mất nhiều thời gian huấn luyện. Điều này có thể giúp lực lượng Ukraine đạt được kết quả tốt hơn trên chiến trường.

Ông Reno gợi ý Ukraine có thể đề nghị Taliban bán lại các máy bay MiG thời Liên Xô mà họ tiếp quản từ chính quyền tiền nhiệm ở Afghanistan.

 

Guy McCardle, biên tập viên điều hành của hãng tin quân sự SOFREP, cũng có quan điểm tương tự. Ông cho rằng việc Ukraine sử dụng các tiêm kích dòng MiG để tăng cường năng lực phòng thủ và tiến hành các chiến dịch sẽ là chiến lược tốt hơn vì “vũ khí tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ là thứ đang có trong tay”.

“Đối với Ukraine, một chiếc MiG trên bầu trời có giá trị bằng 2 chiếc F-16 đang trên đường được chuyển đến. F-16 có thể mang lại lợi ích cho Ukraine về lâu dài, nhưng nếu tôi là tướng Ukraine, tôi sẽ muốn có MiG trong tay càng sớm càng tốt. Vì sao? Vì MiG có thể được triển khai ngay lập tức và giúp lực lượng không quân nhanh chóng tăng cường năng lực”, ông McCardle nói.

“Các phi công Ukraine đã quen thuộc với máy bay MiG nên không cần đào tạo như với F-16. MiG cũng tích hợp dễ dàng hơn vào đội máy bay và hệ thống hậu cần hiện có của Ukraine, vốn được xây dựng để phục vụ cho các máy bay thời Liên Xô”, ông McCardle nhấn mạnh.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm