Quốc tế

F-16 NATO viện trợ cho Ukraine không thể mang theo vũ khí hạt nhân

Theo Bộ Ngoại giao Nga, Moskva sẽ có hành động đáp trả ngay lập tức nếu phương Tây chuyển giao F-16 cho Ukraine vì tiêm kích này có khả năng mang theo bom hạt nhân.

Nga vạch giới hạn với phương Tây đằng sau cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật / Nga không còn sử dụng cầu Crimea để tiếp viện cho tiền tuyến ở Ukraine

Theo Sputnik, Ukraine dự kiến ​​sẽ nhận những chiếc F-16 đầu tiên vào cuối năm nay và các phi công nước này đang được một số nước thành viên NATO đào tạo để có thể vận hành phi đội chiến đấu cơ mới.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga nhiều lần đưa ra cảnh báo sẽ có hành động đáp trả ngay lập tức nếu phương Tây chuyển giao F-16 cho Ukraine. Moskva cho rằng tiêm kích này có khả năng mang theo bom hạt nhân và đây là giới hạn không thể vượt qua.

Trả lời phỏng vấn Sputnik, bà Karen Kwiatkowski, cựu nhà phân tích Lầu Năm Góc cho biết, vũ khí hạt nhân duy nhất F-16 có thể triển khai khai là bom B61-12 - mẫu vũ khí này có khả năng tấn công chính xác và hiểu quả hơn so với nhiều mẫu bom hạt nhân từng được trang bị cho F-16.

Phần lớn F-16 của các nước châu Âu đều không thể mang theo bom hạt nhân B61-12 của Mỹ. (Ảnh: Getty Images)

Phần lớn F-16 của các nước châu Âu đều không thể mang theo bom hạt nhân B61-12 của Mỹ. (Ảnh: Getty Images)

Cũng theo bà Kwiatkowski, không quân Mỹ đưa B61-12 vào sản xuất hàng loạt từ năm 2020 và sẽ hoàn thành vào năm 2026. B61-12 sẽ phục vụ trong không vũ khí hạt nhân của Mỹ khoảng 24 năm.

Bom hạt nhân B61-12 có thể triển khai trên hầu hết các máy bay chiến đấu của không quân Mỹ từ B-2A, F-15E, F-16C/D, F-16 MLU, F-35. Ngoài ra còn có một số máy bay của NATO như Panavia Tornado.

Trước đó, cuối năm 2023, tờ Drive đăng tải một hình ảnh cho thấy F-16 của không quân Mỹ ở Volkel, Hà Lan đang huấn luyện tác chiến với bom hạt nhân B61-12 dưới cánh (phiên bản huấn luyện).

Theo Drive, Volkel là một trong một số căn cứ ở châu Âu có thể triển khai bom B61-12. Từ năm 2022, đã có thông tin cho thấy Mỹ xúc đẩy triển khai thêm bom hạt nhân đến các căn cứ không quân ở châu Âu. Hành động này cũng vấp phải sự phản đối của Nga.

Từ đầu năm 2024, Bỉ, Đan Mạch, Na Uy và Hà Lan đều đã cam kết chuyển giao một số phi đội F-16 đã qua sử dụng cho Ukraine, một phần của gói viện trợ quân sự mở rộng theo cam kết của NATO.

 

“Nếu những chiếc F-16 do phi công Ukraine điều khiển, chúng sẽ không được phép tiếp cận vũ khí hạt nhân của bất cứ quốc gia thành viên NATO nào”, bà Kwiatkowski phân tích.

Cựu nhà phân tích của Lầu Năm Góc chỉ ra rằng có thể dễ dàng xác định được máy bay chiến đấu F-16 mang vũ khí hạt nhân vì B61-12 dài hơn các loại bom 220kg 500kg thông thường.

“Các công cụ do thám hiện nay cho phép theo dõi bất cứ vũ khí hạt nhân nào nếu chúng xuất hiện, do đó việc triển khai và sử dụng vũ khí hạt nhân từ một quốc gia không phải thành viên NATO là điều khó có thể xảy ra", bà Kwiatkowski nhấn mạnh.

Theo nữ chuyên gia này, những chiếc F-16 được chuyển giao cho Ukraine gây ra rủi ro và cũng không có ý nghĩa gì từ góc độ phòng thủ, bà cũng đưa ra ba lý do khiến Mỹ và NATO chuyển giao F-16 cho Kiev.

 

Tiêm kích F-16 của Mỹ mang theo bom hạt nhân huấn luyện B61-12 trong một hoạt động tác chiến tại Hà Lan vào cuối năm 2023. (Ảnh: The Drive)

Tiêm kích F-16 của Mỹ mang theo bom hạt nhân huấn luyện B61-12 trong một hoạt động tác chiến tại Hà Lan vào cuối năm 2023. (Ảnh: The Drive)

Đầu tiên, việc cung cấp các mẫu F-16 cũ hơn của các nước châu Âu sẽ giúp giải phóng đáng kể các kho vũ khí cũ của NATO. Điều này tạo ra thị trường mới cho ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ.

Thứ hai , các tuyên bố của các bên xung quanh việc chuyển giao F-16 được xem là thước đo để kiểm tra phản ứng từ Nga. Việc F-16 xuất hiện ở miền tây Ukraine sẽ đẩy khu vực "an toàn" này trở thành vùng chiến sự, thậm chí tạo ra lo ngại từ các nước NATO khác ở Đông Âu và vùng Baltic.

Đây có thể là lý do chính cho việc Mỹ sốt sắng kêu gọi NATO viện trợ F-16 cho Ukraine nhằm biến Nga thành mối đe dọa trực tiếp đối với liên minh.

Thứ ba, các mẫu F-16 Block A và B phổ biến trong lực lượng không quân châu Âu không thể mang bom hạt nhân B61. Do đó chúng chỉ đóng vai trò đòn bẩy để Nga leo thang xung đột.

 

Theo bà Kwiatkowski, kịch bản thứ hai có vẻ khó xảy ra nhưng chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trước đây đã thực hiện hành động tình báo chống lại một đồng minh NATO là Đức.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc nhận định, Lầu Năm Góc và chính quyền Biden sẽ cố tạo ra những nhầm lẫn về việc F-16 của châu Âu có thể mang theo bom hạt nhân từ đó thúc đẩy xung đột leo thang nhầm tạo ra các lợi thế về mặt chính trị.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm