F-3 trang bị tên lửa siêu thanh HCM: Nhật đã vượt Mỹ?
Hàn Quốc có kế hoạch nâng cấp tên lửa chống hạm nội địa SSM-700K / Tác chiến điện tử Nga khiến tên lửa tối tân của Israel "chệch hướng hàng km"?
Theo Breaking Defense, Cơ quan phụ trách Công nghệ và hậu cần (ATLA) thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang theo đuổi chương trình phát triển tên lửa hành trình siêu vượt âm thế hệ mới được định danh là Hypersonic Cruising Missile (HCM).
Chương trình HCM được thực hiện với sự phối hợp giữa ATLA và Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) dự kiến bắt đầu trang bị cho Không quân từ đầu những năm 2030. Điểm đặc biệt của tên lửa HCM là hệ thống động cơ kết hợp giữa phản lực dòng thẳng Ramjet và động cơ phản lực siêu âm Scramjet để đạt tốc độ bay tối đa gấp 5 lần tốc độ âm thanh (Mach 5).
Tiêm kích F-35 của Nhật. |
Trong tương lai, công nghệ này có thể được cải thiện để tiếp tục tăng tốc độ bay và tầm bắn lên tới 1.000 km. Giới chức quân sự Nhật Bản kỳ vọng, HCM sẽ trở thành dòng vũ khí tấn công chính xác cao để tiêu diệt các mục tiêu trên bộ và trên biển và có tính năng tương đương với Zircon của Nga.
Ngoài tốc độ của HCM được tiết lộ, tất cả những thông tin còn lại của chương trình này vẫn được phía Nhật Bản bảo mật. Nhưng giới quân sự nước này cho biết, HCM sẽ là một phần trong chiến lược phát triển vũ khí siêu âm thế hệ mới cùng với chương trình phát triển thiết bị lượn siêu thanh (Hyper Velocity Gliding Projectiles – HVGP).
Hiện nay, Nhật Bản đang hoàn thiện công nghệ dẫn đường vệ tinh kết hợp quán tính, tự dẫn chủ động pha cuối để giúp HCM và HVGP có độ chính xác cao và khả năng hoạt động tốt trong môi trường đối kháng điện tử.
Theo kế hoạch, Nhật Bản sẽ đưa vào quỹ đạo 7 vệ tinh đặc biệt để tạo kênh kết nối cho hoạt động của 2 loại vũ khí siêu vượt âm mới này. Cả HCM và HVGP đều được trang bị đầu đạn xuyên giáp cho nhiệm vụ chống hạm, chống boongke và đa năng.
Khi phát triển thành công và chính thức được đưa vào trang bị, HCM sẽ là tên lửa diệt hạm tiêu chuẩn được trang bị trên máy bay F-3 - chương trình chiến đấu cơ tàng hình được đánh giá vượt trội so với F-35 mà Nhật Bản đang theo đuổi.
Để thực hiện chương trình F-3, Nhật Bản đã từ chối các phương án thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ mới từ công ty Lockheed Martin, Boeing, Northrop Grumman của Mỹ và BAE Systems của Anh, đồng thời tuyên bố sẽ tự mình phát triển nhưng vẫn cần sự hợp tác của các cường quốc hàng không quân sự.
Chiến đấu cơ F-3 được thiết kế để cho hiệu suất hoạt động vượt trội ở 4 đặc điểm bao gồm: khả năng tàng hình trước radar, bay ở tốc độ siêu âm, khả năng linh hoạt và chứa nhiều hệ thống điện tử hàng không tổng hợp.
Về khả năng tàng hình, thân máy bay được làm bởi các vật liệu hấp thụ sóng âm, khiến nó giảm được mức độ phản xạ với radar. Ngoài ra, chiếc máy bay này cũng loại bỏ được các tín hiệu ánh sáng, tín hiệu điện, tín hiệu nhiệt và tiếng ồn nhằm giảm thiểu tối đa khả năng bị phát hiện.
F-3 được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt đốt sau có lực đẩy trên 15 tấn và kết hợp nhiều vật liệu tổng hợp cách nhiệt.
Hệ thống điện tử hàng không của dòng máy bay này bao gồm một radar mảng pha điện tử chủ động hiệu suất cao, các hệ thống tác chiến điện tử và các cảm biến RF đa nhiệm trong khi tất cả hệ thống dây điện sử dụng trong máy bay đều là sợi cáp quang nhằm giúp cho việc truyền tín hiệu nhanh và mạnh hơn.
Nếu những yêu cầu trên được ứng dụng vào máy bay chiến đấu mới của Nhật Bản thì dòng tiêm kích này sẽ tiên tiến hơn chiến đấu tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ và có thể đạt được trình độ tương đương với máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo Mỹ đang nghiên cứu phát triển.
Và khi F-3 được kết hợp với tên lửa siêu thanh HCM, Nhật Bản sở hữu cặp vũ khí khiến ngay cả đồng minh thân cận là Mỹ, một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới cũng phải bất ngờ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo