Quốc tế

Hé lộ tên lửa siêu thanh 'sát thủ tàu sân bay Trung Quốc' của Nhật Bản

Nhật Bản đang phát triển một loại tên lửa chống hạm siêu thanh, vũ khí có thể hành trình ở độ cao lớn và có thể gây ra mối đe dọa cho các tàu sân bay Trung Quốc ở biển Hoa Đông.

Mỹ có vũ khí diệt tên lửa của Iran khi chưa kịp phóng / Mỹ đang chế tạo loại tên lửa gì mà Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu phải "biến sắc"?

Mô hình tên lửa siêu thanh của Nhật Bản

Mô hình tên lửa siêu thanh của Nhật Bản

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đây sẽ là một loại đạn siêu tốc (HVGP) và họ đã lên kế hoạch triển khai phiên bản đầu tiên vào năm 2026, sau đó là phiên bản tăng cường kể từ sau năm 2028.

Tên lửa có thể bay với tốc độ gấp năm lần âm thanh, nghĩa là nó sẽ là vũ khí siêu thanh. Với một tên lửa như vậy, Nhật Bản sẽ là quốc gia thứ tư trên thế giới được trang bị công nghệ siêu thanh, sau Trung Quốc, Nga và Mỹ.

Công nghệ này cho phép một tên lửa lướt đi ở tốc độ cao trong bầu khí quyển phía trên – nơi các hệ thống phòng không khó lòng với tới - và đi theo quỹ đạo phức tạp, gây khó khăn cho việc đánh chặn.

Tên lửa đầu tiên của Nhật Bản sẽ tập trung vào các mục tiêu trên bộ, trong khi phiên bản nâng cấp sẽ được nâng cao tốc độ và tầm bắn để tấn công các tàu mặt nước lớn như tàu sân bay của Trung Quốc, SCMP dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết.

 

Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản được nói là đang phát triển một động cơ phản lực dòng thẳng (scramjet) để cung cấp năng lượng cho tên lửa siêu thanh với Công ty Công nghiệp nặng Mitsubishi có trụ sở tại Tokyo.

Nhưng phạm vi của động cơ này sẽ được giới hạn trong khoảng 500km hoặc ít hơn để phù hợp với chính sách quốc phòng theo định hướng phòng thủ của Nhật Bản.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng cho biết HVGP sẽ mang đầu đạn có thể xuyên thủng sàn tàu sân bay.

Họ nói tên lửa được phát triển để bảo vệ các hòn đảo xa xôi ở phía tây nam, đề cập đến quần đảo Okinawa và các đảo nhỏ xung quanh bao gồm quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Trung Quốc – nước gọi quần đảo này là Điếu Ngư. Chuỗi đảo không có người ở ở Biển Hoa Đông này cách đảo Okinawa 420km.

Chính phủ Nhật Bản đã mua lại ba hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân vào năm 2012, tuyên bố hành động này nhằm giảm bớt căng thẳng trên quần đảo, nhưng nó đã gây phẫn nộ từ phía Bắc Kinh và gây ra các cuộc biểu tình ở Trung Quốc.

 

Kể từ đó, lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã tiến hành tuần tra thường xuyên gần các đảo, trong khi hải quân cũng tăng cường hoạt động trong khu vực, sử dụng eo biển Miyako - tuyến đường thủy quốc tế giữa Okinawa và đảo Miyako - làm cửa ngõ vào phía tây Thái Bình Dương.

Nhật Bản đã dành 18,5 tỷ yên (172 triệu đô la Mỹ) chi nghiên cứu tên lửa siêu thanh trong ngân sách năm 2018 và 2019, và họ có kế hoạch chi thêm 25 tỷ yên (233 triệu đô la Mỹ) trong năm nay.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm