Quốc tế

F-35 của Mỹ lặng lẽ đánh phá Syria ngay trước mũi S-400?

Vừa có báo cáo về hoạt động của tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ trong lãnh thổ Syria, đáng chú ý, khu vực bị đánh phá nằm trong tầm bắn của S-400.

Đức gạt bỏ F-15, F-35 để lựa chọn F/A-18E/F Advanced Super Hornet / “Cha đẻ” Su-57 nói gì về “lỗ hổng” của máy bay F-22 và F-35 Mỹ

Theo dữ liệu chính thức, mặc dù Nga và Syria tuyên bố sẵn sàng tấn công bất kỳ mục tiêu trên không nào vi phạm biên giới Cộng hòa Ả Rập và gây ra mối đe dọa nhất định cho Quân đội Nga và Syria, nhưng Không lực Hoa Kỳ vẫn bỏ ngoài tai lời đe dọa này.

Truyền thông Nga cáo buộc rằng vào ngày 10 tháng 4 năm 2020, tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ đã thực hiện một chuyến bay khiêu khích ngay trong khu vực bảo vệ của hệ thống phòng không S-300 và S-400 của Nga và Syria, không chỉ xâm phạm không phận đơn thuần mà còn tiến hành cả hoạt động đánh phá.

Được biết, máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ đã tấn công các khu vực mà họ cho rằng là nơi các thành viên của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo - IS đang hoạt động.

Tuy nhiên thực tế là hành động trên đã được thực hiện mà không có sự thông báo nào cho phía Nga và Syria, tức là lực lượng phòng không toàn quyền bắn hạ mà không cần đưa ra cảnh báo.

Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, phía Nga và Syria vẫn chưa cung cấp bất kỳ dữ liệu nào về sự kiện vừa diễn ra, điều này khiến các chuyên gia cho rằng F-35 của Mỹ thực chất đã qua mặt tổ hợp phòng không S-300 và S-400 một cách dễ dàng.

F-35 My lang le danh pha Syria ngay truoc mui S-400?
Tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ đã tấn công địa điểm nằm trong lãnh thổ Syria và được S-400 bảo vệ

Hiện tại có một số câu hỏi liên quan đến tính năng và sự sẵn sàng của các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 và S-400 được triển khai tại Syria.

Trái ngược với tuyên bố rằng các hệ thống này có khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình, có nhiều bằng chứng cho thấy tiêm kích F-35I Adir của Israel cũng liên tục tấn công khu vực được S-400 của Nga bảo vệ, điều này dẫn tới nhận định rằng các hệ thống này không có khả năng phát hiện hiệu quả tiêm kích tàng hình ở khoảng cách hơn 200 km như quảng cáo.

Thông tin từng nhiều lần được Nga hay Thổ Nhĩ Kỳ công bố đó là radar cảnh giới của S-400 nhận được tín hiệu F-35 từ cách xa tới 400 km được giải thích là khi đó Lightning II thực hiện đường bay cao, nó còn mang theo thiết bị làm tăng diện tích phản xạ radar Luneberg Lens khiến chỉ số RCS lúc này chẳng khác gì tiêm kích thế hệ 4 thông thường.

Còn trong nhiệm vụ thực chiến, khi thực hiện đường bay thấp bám địa hình và loại bỏ khí tài Luneberg Lens thì việc phát hiện ra F-35 lại là điều hoàn toàn khác.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm