Quốc tế

Nga nói quá khi S-300PS tóm gọn F-35 Na Uy

Na Uy đang rất tức giận Mỹ sau khi Nga tuyên bố sử dụng hệ thống phòng không S-300PS phát hiện và khóa mục tiêu F-35A trên bầu trời Bắc Cực.

S-350 Nga: "Chốt chặn cuối cùng" đón đánh F-15, F-16 còn F-22 và F-35 để dành cho S-400 / Sự thật tiêm kích F-35 có khả năng "nằm ngửa" khai hỏa

Sự việc diễn ra nằm trong một cuộc diễn tập không báo trước của Nga. Và do không báo trước nên phi đội F-35A của Na Uy đã vô tư bay vào vùng tác xạ của radar và toàn bộ hệ thống S-300PS khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Bắc Cực trong tháng 4/2020 theo sự luân chuyển của NATO.

Nga noi qua khi S-300PS tom gon F-35 Na Uy
Tiêm kích F-35 và hệ thống S-300.

Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, kế hoạch ban đầu của NATO thông qua máy bay chiến đấu F-35 của Na Uy gia tăng áp lực lên Nga. Nhưng với việc Nga triển khai S-300PS, kế hoạch này của NATO đang gặp phải những chướng ngại không hề nhỏ.

Theo tiết lộ, khi máy bay chiến đấu F-35A của Na Uy bay đến không phận gần thành phố Murmansk ở tây bắc Nga (thành phố lớn nhất thế giới nằm trên vòng Bắc Cực) nó đã bị radar điều khiển hỏa lực của hệ thống S-300 khóa mục tiêu.

Sự việc đã khiến Na Uy sốc nặng nhưng may mắn là Nga đã không khai hỏa. Sau vụ việc, Bộ Quốc phòng Na Uy đã rất tức giận, nhưng sự tức giận này không nhắm vào Nga, mà là Mỹ.

Phía Na Uy cáo buộc rằng, Mỹ đã lừa dối không chỉ kẻ thù của họ, mà ngay cả đồng minh của họ là Na Uy. Lầu Năm Góc từng nhiều lần tuyên bố, F-35A sẽ không bao giờ bị S-300 của Nga phát hiện và thậm chí cả radar S-400 cũng không thể tìm thấy dấu vết của nó.

Nhưng sự thật hoàn toàn khác với những gì được Mỹ công bố khi hiệu suất tàng hình của F-35A không phải là điều kỳ diệu. Nếu không phải là Quân đội Nga thực sự chỉ thực hiện một cuộc tập trận vào thời điểm đó, máy bay chiến đấu của Không quân Na Uy có thể đã nằm lại đấy biển lạnh giá.

 

Thông tin về tình huống phát hiện và khóa mục tiêu với F-35A được Nga nói khá rõ ràng nhưng điều khiến giới chuyên gia bất ngờ là vũ khí phát hiện không phải là S-300PMU-2 hay phiên bản tối tân hơn mà lại là S-300PS thuộc phiên bản đời đầu của S-300.

Phiên bản PS được Liên xô đưa vào trang bị từ năm 1985 và hiện phần lớn được niêm cất trong kho và chỉ dùng để viện trợ cho những quốc gia thân thiết với Nga, trong đó có Syria (đầu năm 2018) và Kazakhstan được cho không 5 tổ hợp (hồi năm 2015).

Tổ hợp S-300PS được trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực 5N63. Sức mạnh của S-300PS nằm ở tên lửa đánh chặn 5V55R tầm bắn 90 km, vận tốc tối đa 1.700 m/s, độ cao hoạt động 0,025 - 25 km, mang theo đầu đạn nặng 133 kg với hệ dẫn đường nhận lệnh trực tiếp từ đài chỉ huy.

Hệ thống có thể theo dõi 12 mục tiêu và điều khiển tên lửa tiêu diệt 6 mục tiêu có vận tốc 1.150 m/s cùng lúc, tầm bắn hiệu quả đối với máy bay là 75 km và tên lửa đạn đạo tầm ngắn là 25 km. Thời gian giãn cách giữa 2 loạt phóng chỉ 3 - 5 giây và chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu/ di dời khỏi trận địa dưới 5 phút.

Nếu so sánh các thông số thì dễ dàng nhận ra S-300PS kém S-300PMU-2 khá nhiều, nhưng đây vẫn là một hệ thống tên lửa phòng không di động cực mạnh, còn có khả năng phát huy tốt vai trò trong chiến tranh hiện đại.

 

Tuy nhiên, để phát hiện và khóa mục tiêu với tiêm kích tàng hình F-35A là điều không thể với S-300PS dù khả năng tàng hình của máy bay do Mỹ sản xuất không thực sự được đánh giá cao.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm