Quốc tế

F-35 mắc tới 900 lỗi, đồng minh chỉ mua ô bảo vệ?

Tính đến nay, máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Lockheed Martin F-35 Lightning II của Mỹ vẫn còn tới gần 900 khiếm khuyết chưa khắc phục được.

Tiêm kích thuộc chương trình NGAD có thể thay thế F-35 của Mỹ / Tiêm kích thế hệ 6 Nhật Bản... giống Tu-128?

Hãng Bloomberg trích dẫn thông tin của cơ quan phụ trách thử nghiệm của Lầu Năm Góc cho biết một thông tin “kinh hoàng” rằng: Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Lockheed Martin F-35 Lightning II của Mỹ có gần 900 khiếm khuyết có thể làm suy giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của nó.

Loại vũ khí đắt giá nhất của Hoa Kỳ bị phát hiện thấy có quá nhiều nhược điểm đến mức người ta không thể tưởng tượng được.

Nhiều khiếm khuyết trong số đó được phát hiện ngay từ trước giai đoạn phát triển và trình diễn kết thúc vào tháng 4 năm 2018, khi đó, máy bay có tới 941 chi tiết lỗi, Giám đốc bộ phận đánh giá và thử nghiệm chương trình là ông Robert Behler cho biết.

Hiện nay, số lượng khiếm khuyết của loại máy bay chiến đấu này đã “giảm nhẹ” xuống còn 871 - chỉ ít hơn so với năm ngoái… hai lỗi.

Bài báo nói rõ rằng, các lỗi nói trên có liên quan đến phần mềm và máy móc thiết bị của máy bay, trong đó, có mười lỗi tiềm ẩn các vấn đề nghiêm trọng cấp một, đó là những khiếm khuyết hết sức nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của phi công và giảm hiệu quả tác chiến.

F-35 mac toi 900 loi, dong minh chi mua o bao ve?
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Lockheed Martin F-35 Lightning II của Mỹ.

Đồng thời, máy bay còn phải trải qua các bài tập mô phỏng, đây là điều cần thiết để khẳng định khả năng sẵn sàng chiến đấu của phương tiện vũ khí khi đối mặt với "những mối đe dọa gay gắt nhất từ Nga và Trung Quốc". Chỉ khi đó mới có thể bắt đầu sản xuất F-35 trên quy mô lớn.

Tính đến giai đoạn hiện nay, tổng chi phí của chương trình phát triển F-35 đã tiêu tốn của Hoa Kỳ và đồng minh 398 tỷ USD.

Hơn 3.200 máy bay chiến đấu loại này được lên kế hoạch sản xuất để dành cho Mỹ và các quốc gia đồng minh khác. Hơn 600 trong số 3,2 nghìn máy bay tiềm năng của chương trình này đã được sử dụng trong Không quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.

Bất chấp những khiếm khuyết nói trên, hãng Lockheed đã nhận được đơn đặt hàng 970 máy bay, một số trong đó đã được bàn giao cho khách hàng.

Thế nhưng, các chuyên gia nhận định rằng, phần lớn các nước mua F-35 là đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Họ mua máy bay loại này không chỉ đơn thuần xuất phát từ tính năng được quảng cáo là hàng đầu thế giới, mà phần lớn là muốn mua một “chiếc ô bảo vệ” của Mỹ.

 

Hơn nữa, hiện trên thế giới ngoài Mỹ ra cũng chỉ có Trung Quốc (đã biên chế chính thức Chengdu J-20) và Nga (sắp biên chế Sukhoi Su-57) là đã sản xuất được máy bay thế hệ 5, nhưng chắc chắn là ít nước dám đặt mua máy bay của các nước này do sợ vấp phải lệnh trừng phạt của Mỹ. Do đó, họ cũng chỉ có cách lựa chọn F-35 của Mỹ mà thôi.

Mới đây, hãng tin Mỹ Bloomberg cũng tiết lộ rằng, Hoa Kỳ đã quyết định đình chỉ việc sản xuất hàng loạt máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 do Lockheed Martin phát triển.

Nguyên nhân là do các cuộc thử nghiệm, được cho là sẽ phải diễn ra vào tháng 12 (là cuộc thử nghiệm liên quan đến F-35 trong một cuộc chiến mô phỏng, đã bị hoãn lại kể từ năm 2017) đã bị hoãn vô thời hạn. Nguyên nhân là vì lý do kỹ thuật, cũng như do ảnh hưởng của đại dịch.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm