Quốc tế

F-35: Phần mềm tối tân trong phần cứng lạc hậu

Đây là kết quả nằm trong bản báo cáo hàng năm của Cơ quan Kiểm tra và đánh giá hoạt động (DOT&E) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố.

Vũ khí tầm gần của F-35 lỗi nghiêm trọng, Mỹ "cuống cuồng" khắc phục / Lầu Năm Góc thừa nhận hàng trăm khiếm khuyết ở máy bay chiến đấu F-35

Báo cáo của DOT&E cho biết, việc nhà phát triển liên tục phải tung ra các bản cập nhật phần mềm cho F-35 đã chứng minh hàng loạt vấn đề kỹ thuật liên quan tới phần mềm điều khiển trên dòng chiến đấu cơ tàng hình này.

Nguyên nhân của vấn đề được xác định do quá trình phát triển quá lâu của chương trình khi phải mất 6 năm kể từ khi nguyên mẫu đầu tiên ra đời (năm 2000) đến khi thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên.

Cường kích F-35

Và chính sự tối tân của hệ thống phần mềm càng khiến dòng máy bay tàng hình này hay phát sinh lỗi bởi sự không tương thích với phần cứng đã ra đời từ hơn chục năm nay.Hiện tại, phần cứng của F-35 đã trải qua gần 2 thập kỷ và chúng đã lỗi thời với các yêu cầu tác chiến hiện đại cũng như các phần mềm điều khiển tương ứng. Đây chính là lý do khiến phải đẩy nhanh tiến độ phát triển phần mềm cho F-35.

Số liệu DOT&E thống kê cho biết, tới cuối năm 2019, chương trình F-35 vẫn tồn tại 13 lỗi hệ thống phần mềm có tính rủi ro cao, thậm chí là ảnh hưởng tới an toàn của phi công và máy bay.

"Dù nhà phát triển đang nỗ lực sửa các lỗi phần mềm, nhưng tốc độ này không kịp với những lỗi mới được phát hiện. Có rất nhiều lỗi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của máy bay F-35", ông Robert Behler, lãnh đạo của DOT&E cho biết.

Lỗi khiến máy bay và phi công có thể gặp nguy hiểm lớn nhất thuộc về Hệ thống kiểm soát thông tin tự động (ALIS) có nhiệm vụ theo dõi "sức khỏe" của từng bộ phận trong mỗi chiếc tiêm kích F-35 khiến nhiều chiếc F-35 đã được sản xuất trước nguy cơ đắp chiếu.

ALIS, được Lầu Năm Góc ví như "bộ não" của F-35, là một hệ thống phức hợp lớn bao gồm toàn bộ chuỗi cung ứng hỗ trợ bảo trì và sửa chữa gồm các thiết bị điện toán cần thiết nhằm đảm bảo các linh kiện đã được lắp đặt đúng cách trước khi cất cánh.

 

Vướng mắc hiện nay nằm ở chỗ thiếu một hệ thống kiểm tra nhằm đảm bảo phần mềm của F-35 hoạt động trơn tru. Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tuyên bố đang có kế hoạch nâng cấp và xử lý các vấn đề về phần mềm của phi đội máy bay F-35. Các phi đội này đã được đưa vào hoạt động từ tháng 7/2015.

Tuy nhiên, Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) cho hay không có gì đảm bảo rằng phần mềm này sẽ hoàn thành trong năm 2020. Không giống như các phần cứng của máy bay như khung cánh hay động cơ, phần mềm điều khiển được cài vào các máy tính đặt tại trung tâm chỉ huy để hỗ trợ triển khai hoạt động tác chiến, bảo trì, bảo dưỡng...

Khi vận hành, ALIS sẽ xâm nhập vào từng máy bay và thẩm định từng bộ phận của F-35 để đánh giá mức độ chính xác và ổn định của chúng, lấy đó làm cơ sở để tiến hành hoạt động bảo trì.

Và nếu không giải quyết được những trục trặc về phần mềm trên thì toàn bộ các siêu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 này sẽ bị "đắp chiếu". Để giải quyết được các vấn đề kỹ thuật phát sinh này, GAO ước tính sẽ cần đầu tư thêm 20-100 tỷ USD.

Không chỉ dừng lại ở đó, hồi tháng 3/2016, tạp chí Janes's cho rằng F-35 còn tồn tại nhiều lỗi phần mềm trong hệ thống tác chiến. Các lỗi này dẫn đến tình trạng phi công liên tục phải tái khởi động hệ thống radar của máy bay.

 

Cách xử lý lỗi kiểu thô sơ trên chiếc tiêm kích tàng hình tối tân này khiến F-35 gần như bị "mù" trong khoảng thời gian nhất định trong quá trình bay cũng như trước các mối đe dọa từ đối phương. Giới quân sự Mỹ hy vọng, những vấn đề trên sẽ được khắc phục với gói nâng cấp Block 4 mới.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm