Quốc tế

F/A-18E/F mạnh gấp đôi F-35B khi mang vũ khí mới

Với việc mang được bom đường kính nhỏ StormBreaker, tiêm kích F/A-18E/F của Hải quân Mỹ có khả năng tấn công đáng sợ hơn cả F-35B.

Đơn giản và tin cậy: Nga công bố vũ khí mới chuyên diệt F-16 / Truyền thông Mỹ đánh giá vũ khí mạnh nhất của Nga ở Bắc Cực

Nhận định trên được trang Drive đưa ra sau khi chiến đấu cơ F/A-18E/F của Hải quân Mỹ có thử nghiệm thành công với bom đường kính nhỏ StormBreaker được thực hiện hôm 15/6/2020.

Thông tin chi tiết về vụ thử không được tiết lộ nhưng Hải quân Mỹ cho biết, StormBreaker đã chứng minh hoàn toàn tương thích với F/A-18E/F khi tấn công mục tiêu với độ chính xác cực cao.

F/A-18E/F manh gap doi F-35B khi mang vu khi moi
Tiêm kích F/A-18E/F.

Trước khi có thử nghiệm thành công với F/A-18E/F, loại bom đường kính nhỏ này cũng đã được khai hỏa trên tiêm kích F-15E và chính thức trang bị cho tiêm kích tàng hình F-35.

Tuy nhiên, điều đặc biệt là dù là dòng chiến đấu cơ thuộc thế hệ 4+ nhưng F/A-18E/F có thể mang được số lượng StormBreaker nhiều gấp đôi so với tiêm kích F-35B cho mỗi lần cất cánh làm nhiệm vụ.

Trong khi F/A-18E/F có thể dễ dàng mang được 8 quả bom đường kính nhỏ dưới các móc treo ở cánh và bụng máy bay thì F-35B chỉ có thể mang tối đa 4 quả bom loại này.

F-35 được thiết kế để trang bị 8 quả bom bên trong khoang vũ khí nhưng thực tế phiên bản B của F-35 có khoang vũ khí bên trong nhỏ hơn nhiều so với F-35A và F-35C do có thiết kế phục vụ cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng nên chỉ mang 4 quả StormBreaker.

Với gói trang bị này cho thấy, khi thực hiện nhiệm vụ tấn công động trên mặt đất, F/A-18E/F sở hữu đòn tấn công mạnh gấp đôi F-35B.

 

StormBreaker là một vũ khí tấn công cỡ nhỏ sử dụng một radar có bước sóng cỡ milimet để điều khiển trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Một bộ tìm kiếm hình ảnh hợp nhất bằng hồng ngoại ở mặt trước của quả bom giúp phân loại các mục tiêu cần tấn công.

Ngoài ra, loại bom thông minh này còn sử dụng một hệ thống ngắm phối hợp sử dụng công nghệ GPS phổ biến và một bộ ngắn laser để phác thảo mục tiêu chính xác hơn. Hai ăng-ten lắp đặt trên bom cho phép nó kết nối bằng tín hiệu Link-16 thông qua các tần số liên lạc ở dải tần UHF.

Các thiết bị thông tin liên lạc cho phép phi công gửi thông tin mới đến vũ khí, và giúp theo dõi các mục tiêu trong điều kiện thời tiết xấu.

Điều đặc biệt là cùng với khả năng tấn công cực chính xác mục tiêu động trên chiến trường, vũ khí này còn được sử dụng cho nhiệ vụi tấn công mục tiêu trên biển.

Người tiền nhiệm của StormBreaker là GBU-39 SDB I do Boeing sản xuất, sử dụng công nghệ có độ chính xác tương tự nhưng thiếu thiết bị tìm kiếm mục tiêu di động tiên tiến. Loại bom này được sử dụng với vai trò là một vũ khí sát thương thấp, thường là trong môi trường đô thị.

 

Với StormBreaker "bạn có thể nói, tôi đang tìm một chiếc xe được theo dõi và nó sẽ phân loại các mục tiêu khác nhau cho bạn... Đó là một khả năng tiến bộ nhảy vọt", một đại diện của Hải quân Mỹ nói và cho biết thêm rằng loại bom này tỷ lệ đánh trúng mục tiêu trên 90%.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm