FED tăng lãi suất, thế giới lo suy thoái?
Châu Âu khó khăn - Cơ hội cho ASEAN / Trung Quốc bơm 28,7 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp
Tại cuộc họp báo thông báo việctăng lãi suất lần thứ 5 trong 6 tháng hôm 21/9, Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell nói: "Chúng ta cần phải đẩy lùi lạm phát. Tôi ước rằng có một cách đỡ đau thương hơn để làm việc đó, nhưng chẳng có".
Trong biểu đồ thể hiện kỳ vọng về mức lãi suất của FED, cơ quan này dự định nâng lãi suất lên 4,4% vào cuối năm nay, tức caohơn 1 điểm phần trăm được dự báo hồi tháng 6. Và lãi suất sẽ đạt 4,6% trong năm 2023.Và nếu mức lãi suất hiện nay đang là 3 - 3,25% thì với mức lãi suất mục tiêu là 4,4% thì FED sẽ cần tăng 1,15% nữa trong 2 cuộc họp cuối năm. Do vậy thị trường đang dự báo 1 lần tăng lãi suất thứ 4 liên tục 0,75 điểm phần trăm là hoàn toàn có cơ sở vào tháng 11 tới.
Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell nhấn mạnh quan điểm đẩy lùi lạm phát sau thông báo tăng lãi suất
Sau động thái của FED, câu hỏi đặt ra việc tăng lãi suất nhanh và mạnh như vậy sẽ kéo theo suy thoái kinh tế?
Hồi tháng6 kinh tế Mỹ dự báo năm nay có thể tăng1,7% song giờ FED cho rằng tăng trưởng cho rằng chỉ còn khoảng0,2%, điều này cho thấy kinh tế giảm tốc rất mạnh. Trong khi đó, lạm phát được dự báotiếp tục tăng từ 5,2% lên 5,4%cho cả năm nay. Và lạm phát mục tiêu 2% sẽ chỉ đạt được đến năm 2025.
Ngoài ra, hiện thất nghiệp Mỹ đang ở mức 3,7%, kỳ vọng sẽ tăng lên3,8% rồi4,4%sang năm2023. Nhưvậythất nghiệp sẽ tăng thêm 0,7% trong 12 tháng tới. Và khi tỷ lệ này tăng thêm 0,5%, các chuyên gia nhận định đây là dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế
Với 3 dữ liệu về GDP, lạm phát và thất nghiệp đang cho thấy kinh tế Mỹ đối mặt nhiều nguy cơ kinh tế suy giảm. Nhưng các phân tích cũng cho rằng suy thoái sẽ chỉ diễn rangắn hạn, cùng lắm là trong quý 1 và quý 2 năm sau, kinh tế sẽ bật lại trong cuối năm2023.
Chính Chủ tịch FED khi trả lời phỏng vấn báo chí tuần qua cũng chia sẻ: "Không ai biết liệu quá trình nâng lãi suất mạnh hiện nay có dẫn đến suy thoái hay không hoặc nếu có, thì suy thoái đó sẽ nghiêm trọng như thế nào".
Tác động đến thế giới?
Đánh giá về của việc FED tăng lãi suất tớicác nền kinh tế mới nổi trong khu vực châu Á và Đông Nam Á
ÔngAndrew Jeffries -Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng một số quốc gia trong khu vực, nếu đang gánh nhiều khoản nợ bằng đồng USD, sẽ thực sự gặp khó khăn trong môi trường lãi suất như hiện nay.
"Lãi suất đồng USD tăng, giá trị đồng USD cũng tăng, nên nhiều nền kinh tế trong khu vực có thể sẽ phải cân nhắc cũng tăng lãi suất để bảo vệ đồng nội tệ của họ. Đặc biệt là nếu những nền kinh tế này cũng đang đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao, như Thái Lan hay Indonesia", ôngAndrew Jeffries cho biết.
Các quốc gia đang gánh nhiều khoản nợ bằng đồng USD được đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn
Cũng theo ông Andrew Jeffries, đồng USD tăng giá, gây sức ép lên các đồng tiền khác. Điều này cũng sẽ tạo ra áp lực cho những nền kinh tế xuất khẩu nhiều sang các quốc gia khác. Qua đó làm suy yếu nhu cầu thương mại toàn cầu. Những doanh nghiệp cần vốn để lớn mạnh, họ cũng sẽ chịu ảnh hưởng.
Ngoài ra với dòng vốn, có thể thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã rút vốn khỏi một số cổ phiếu mới nổi ở châu Á.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định tăng lãi suất từ 23/9
Tuầnqua,Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ, thảo luận về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, và thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn trước việc tăng lãi suất của FED và nhiều nền kinh tế khác. Trong đó, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu tăng lãi suất điều hành, tăng lãi suất huy động nhưng vẫn phải cố gắng giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
Cụthể,Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 1 điểm %, có hiệu lực từ ngày23/9. Đây là lần tăng lãi suất điều hành đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước kể từ năm 2020. thời điểm mà Việt Nam chúng ta đã liên tiếp giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh
Dự báo FED vẫn sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm sau để kiềm chế lạm phát. Do vậy mỗi nền kinh tế đều có các quyết sách khác nhau, và những chính sách của Việt Nam vẫn đang được đánh giá là chủ động, phù hợp linh hoạt trước những đợt tăng lãi suất liên tiếp của nhiều nền kinh tế trên thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo