Quốc tế

Giải mã "chiến tranh lai" - Chìa khóa để Nga thu hồi Crimea

Lý thuyết "chiến tranh lai" có nguồn gốc từ Mỹ và phương Tây, Nga đã tiếp thu lý thuyết này đồng thời phát triển nó lên một tầm cao mới, góp phần quan trọng trong việc thu hồi thành công Crimea.

Nga khẳng định tàu sân bay duy nhất sẽ không "lỡ hẹn" / Truyền thông phương Tây nhận định gì về “bóng ma bầu trời” Su-57 của Nga?

Theo báo cáo của Nhật báo Nhân Dân Trung Quốc, từ ngày 24/2 – 21/3/2014, Nga đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để nhanh chóng thu hồi Crimea, điều này đã khiến NATO bị “sốc”. Trước tiên, Nga đã khởi động một bộ máy tuyên truyền để huy động tình cảm thân Nga của người dân ở Crimea, sau đó các lực lượng đặc nhiệm của Nga đã ngụy trang và thâm nhập vào Crimea, một lượng lớn bộ đội cũng theo sau tiến vào khu vực này, trong khi đó các nhân viên tình báo tiến hành phá vỡ hệ thống chỉ huy của Ukraine vào thời điểm quan trọng và Quân đội Nga đã chiếm quyền kiểm soát nhiều nơi.

Nga đã thu hồi Crimea một cách nhanh chóng, khiến NATO "choáng váng". Nguồn: people.com.cn.

Ngay sau đó, Nga đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea trong vòng vài ngày và tuyên bố Crimea sáp nhập vào Nga dựa trên kết quả bỏ phiếu. Nga đã sử dụng lý thuyết "chiến tranh lai" bắt nguồn từ phương Tây để áp dụng trong thực tế, việc thu hồi thành công Crimea chính là ví dụ điển hình cho việc áp dụng lý thuyết này. “Chiến tranh lai” (hybrid warfare) là sự tổng hòa các biện pháp chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, trong đó quân sự chỉ giữ vai trò thứ yếu.

Năm 2013, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Liên Bang Nga Valery Gerasimov đã viết bài báo "Giá trị của khoa học công nghệ trong dự đoán quy luật chiến tranh." Bài báo này được coi là đại diện của các tướng lĩnh cấp cao Nga trong tư tưởng về lý thuyết "chiến tranh lai". Mặc dù lý thuyết "chiến tranh lai" có nguồn gốc từ Mỹ, nhưng Nga đã thông qua các mối đe dọa của riêng mình, kết hợp với tình hình thực tế của nước Nga, từ đó phát triển lý thuyết "chiến tranh lai" lên một tầm cao mới và được gọi là “chiến thuật Gerasimov”. Chiến thuật này đã không ngừng được hoàn thiện trong quá trình kiểm nghiệm thực tế.

Trong sự kiện Crimea năm 2014, khi đưa quân đội vào Crimea, Nga đã phối hợp toàn diện nhiều phương pháp từ chiến tranh tâm lý, chiến tranh dư luận và chiến tranh pháp lý, đồng thời sử dụng lực lượng hạt nhân để ngăn chặn sự can thiệp của phương Tây. Vào thời điểm đó, ông Putin tiết lộ với thế giới rằng, Nga đã sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nguồn: people.com.cn.

Ngày 4/3, khi cuộc đối đầu với NATO trong thời điểm căng thẳng nhất, Nga đã thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất và thể hiện một tư thế rằng, Nga sẽ không tiếc tất cả để phát động một cuộc chiến toàn diện, động tác này của Nga đã làm các nước phương Tây không dám hành động. Những hành động táo bạo và bất ngờ của Nga đã khiến NATO không kịp đưa ra phán quyết chính xác, càng không nói đến đến phản ứng đúng đắn, NATO đã không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục cái gọi là "cây gậy trừng phạt".

3 yếu tố sau làm cho Quân đội Nga có thể kiểm soát thành công Crimea dưới sự giám sát chặt chẽ của NATO:

 

Thứ nhất, Bộ Tổng tham mưu và các quan chức cấp cao nhất của Nga đã nắm bắt chính xác cơ hội, với lý do tiến hành cuộc tập trận ở khu vực Bắc Cực, Nga đã huy động một số lượng lớn binh sĩ, và đưa một số lượng lớn các thiết bị quân sự tới Vùng liên bang Ural, đánh lừa các cơ quan tình báo của NATO và che đậy ý định thực sự trong việc triển khai lực lượng thu hồi Crimea.

Lực lượng Nga tập kết đến diễn tập tại Bắc Cực. Nguồn: people.com.cn.

Thứ hai, khi Chính phủ Ukraine ra lệnh cho Quân đội Ukraine ở Crimea nổ súng, nhân viên tình báo Nga thâm nhập vào Bộ Quốc phòng Ukraine đã ban hành lệnh trái ngược đến lực lượng Ukraine ở Crimea, làm cho chỉ huy lực lượng Ukraine ở Crimea bị “mê hoặc” và trì hoãn thời gian phản công, cuối cùng buộc phải rút lui.

Thứ ba, Quân đội Nga duy trì tính kỷ luật tổ chức cao trong các hoạt động của mình, mỗi sĩ quan Nga đều có điện thoại di động, nhưng các cơ quan tình báo NATO đã không thể nghe lén được bất kỳ thông tin gì về việc Nga sẽ thực hiện các hoạt động quân sự ở Crimea.

Có thể thấy rằng trong thời đại thông tin hóa, với sự phát triển của công nghệ trinh sát và cảnh báo sớm, chiến trường ngày càng trở nên "minh bạch" và làm gia tăng khó khăn trong việc đạt được sự bất ngờ. Nhiều chiến lược truyền thống đã gặp phải những thách thức chưa từng có và một số không còn áp dụng được nữa.

Các chiến lược truyền thông vẫn có vai trò quan trọng trong chiến tranh hiện đại. Nguồn: people.com.cn.

Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng, trong "chiến tranh lai", một số chiến lược truyền thống vẫn có thể hoạt động miễn là chúng được sử dụng đúng cách. Như việc các hệ thống vô tuyến điện của Nga hoàn toàn im lặng trong suốt quá trình điều động lực lượng, điều này có tác dụng gây nhầm lẫn cho đối phương. Quan trọng hơn, sự phát triển của khoa học và công nghệ cũng đã làm phong phú việc áp dụng các chiến lược truyền thống.

 

Trong "chiến tranh lai", những điểm yếu của đối phương đôi khi được bộc lộ đầy đủ và rõ ràng hơn, thông qua các hoạt động bất đối xứng, những quốc gia có tiềm lực quân sự thấp hơn có thể khuếch đại lợi thế của mình, từ đó tạo ra ưu thế và hạn chế các điểm yếu để tấn công đối thủ.

Lực lượng Little Green Men của Nga. Nguồn: people.com.cn.

Ngày 24/2/2014, Lữ đoàn đột kích dù độc lập số 31 của Quân đội Nga đã đến Crimea. Bởi vì các sĩ quan và binh lính đều mặc trang phục và quần áo ngụy trang màu xanh lá cây, nên họ được giới truyền thông gọi là "những người đàn ông nhỏ màu xanh lá cây" (Little Green Men). Để tránh bị lộ dẫn đến sự can thiệp của phương Tây, lực lượng Little Green Men đã gỡ bỏ tất cả các logo Quân đội Nga khi vào Crimea và tự xưng là "lực lượng an ninh địa phương" để cung cấp vũ khí và huấn luyện cho các lực lượng thân Nga ở Crimea.

Lực lượng thân Nga ở Crimea chính là “người tiên phong” trong việc chiếm các cơ sở chiến lược của Ukraine ở Crimea như kho tàng bến bãi… lực lượng Little Green Men chỉ “ra tay” tại thời điểm quan trọng. Hành động nhanh chóng của Quân đội Nga và các lực lượng thân Nga đã khiến quân đội Ukraine ở Crimea không kịp trở tay, chỉ trong một thời gian ngắn, toàn bộ các căn cứ quân sự và vũ khí của Ukraine hoàn toàn bị kiểm soát. Trong quá trình kiểm soát, Quân đội Nga cũng phát động chiến tranh tâm lý và chiến tranh thông tin, thuyết phục các đối thủ đầu hàng, và làm cho hơn một chục đơn vị Ukraine quay trở lại tấn công vào chính quân đội của Kiev, điều này làm giảm đáng kể tinh thần của Quân đội Ukraine.

Bán đảo Crimea trở thành một phần của Nga sau cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 3/2014, trong đó 96,77% cử tri của nước cộng hòa và 95,6% cư dân của Sevastopol đã bỏ phiếu ủng hộ sáp nhập vào Nga.

Ngày 21/3/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật phê chuẩn về việc Crimea và Sevastopol gia nhập thành phần nước Nga, cũng như việc lập khu vực liên bang Crimea.

 

Kiev và một số nước phương Tây cho rằng đây là sự vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời tuyên bố khu vực này vẫn thuộc về Ukraine, nhưng chỉ là phần lãnh thổ tạm thời bị chiếm đóng.

Moscow đã nhiều lần tuyên bố sự sáp nhập của bán đảo Crimea vào Liên bang Nga không hề trái với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Các nhà chức trách Nga, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin, đã nhiều lần tuyên bố dứt khoát khép lại các vấn đề về việc sáp nhập Bán đảo Crimea.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm