Quốc tế

Giải mã những kinh nghiệm tác chiến quý giá mà Nga có được từ Syria

Sau nhiều năm tham chiến ở Syria, Quân đội Nga đã thu được nhiều kinh nghiệm tác chiến quý báu. Những kinh nghiệm này đã chứng minh rằng, phương thức tác chiến hiện đại của Mỹ không phải là yếu tố then chốt của chiến thắng.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển KT - XH cho Triều Tiên / Nga đáp trả khi Mỹ cáo buộc không quân nước này "thiếu kinh nghiệm"

Theo báo cáo của Nhân dân Nhật báo Trung Quốc ngày 27/3, hoạt động chiến đấu của Nga tại Syria lấy việc khống chế, kiểm soát các khu dân cư lân cận làm nhiệm vụ chủ yếu; sử dụng các loại vũ khí giao chiến là trọng điểm chiến lược, các quân chủng Nga đều lần lượt được tham chiến ở Syria. Sau 5 năm tham chiến, Quân đội Nga đã thu được nhiều kinh nghiệm quý báu.

Bộ binh Nga tại chiến trường Syria. Nguồn: people.com.cn.

Tác chiến phi tiếp xúc không phải là “chìa khóa vạn năng” của thành công

Theo báo cáo, lực lượng mặt đất của Nga đã thu được kinh nghiệm quan trọng trên chiến trường Syria, trong đó chủ yếu là đã hình thành được tư tưởng chiến đấu thực tế: “Không đặt quá nhiều hy vọng vào vũ khí công nghệ cao và hoạt động tác chiến phi tiếp xúc”.

Tác chiến phi tiếp xúc là hoạt động chiến đấu được tiến hành bằng vũ khí có độ chính xác cao với đạn dược phi hạt nhân, mà không cần lực lượng mặt đất tham gia trực tiếp. Nhưng trên thực tế, lực lượng mặt đất, vũ khí thông thường và các trang thiết bị hạng nặng vẫn đóng vai trò then chốt trong chiến tranh. Tại Syria, Quân đội Nga đã sử dụng các thiết bị công nghệ cao như máy bay ném bom và tên lửa độ chính xác cao để tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng chống chính phủ nhưng vẫn không thể tiêu diệt hoàn toàn. Trong khi đó, các lực lượng chống đối chỉ sử dụng vũ khí hạng nhẹ, với chiến thuật đơn giản và liên lạc chỉ huy kém.

Tác chiến phi tiếp xúc không thực sự giải quyết được vấn đề. Nguồn: people.com.cn.

Sau năm năm can thiệp, lực lượng chống chính phủ Syria vẫn duy trì các vị trí ở Idlib và vẫn còn có thể phản công. Do đó, hoạt động tác chiến phi tiếp xúc chủ yếu đóng vai trò răn đe, việc kiểm soát các điểm chiến lược hoặc tấn công các nhóm mục tiêu phải do lực lượng mặt đất thực hiện bằng các phương pháp chiến đấu thông thường.

Các vũ khí cũ là những yếu tố bất ngờ trên chiến trường

 

Tạp trí Military-IndustrialCourier của Nga đã tổng kết kinh nghiệm chiến đấu của Nga ở Syria và thấy rằng, với tiền đề là đối thủ không có khả năng phòng không hoặc lực lượng phòng không yếu thì việc sử dụng hợp lý vũ khí "cũ" sẽ có tác dụng bất ngờ trên chiến trường.

Thực tế trên chiến trường Syria, máy bay chiến đấu của Nga hiếm khi sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác. Thay vào đó, Nga thường sử dụng hệ thống ngắm chính xác để ném bom rơi tự do thông thường ở độ cao thấp và trung bình. Không quân Syria cũng thường xuyên điều động các máy bay chiến đấu Su-22, MiG-21 và MiG-29 thả những quả bom như vậy từ độ cao thấp xuống các mục tiêu và đã đạt được nhiều kết quả tốt.

Máy bay MiG-21 thường xuyên tham chiến ở chiến trường Syria. Nguồn: people.com.cn.

Ngoài ra, việc thiết lập hệ thống phòng không nghiêm ngặt với cốt lõi là các radar tìm kiếm phát hiện mục tiêu mặc dù không quá hiện đại nhưng đã đánh chặn thành công hàng trăm tên lửa hành trình tấn công các cơ sở quan trọng. Nếu đối thủ không có phương tiện nào khác (như máy bay tác chiến điện tử) để phối hợp thì việc chỉ sử dụng máy bay chiến đấu hoặc tên lửa để phá vỡ mạng lưới phòng không này là “nhiệm vụ bất khả thi”.

Máy bay cất cánh trên hạm là điều không thể thiếu

Theo thống kê, các tàu chiến Nga đã phóng khoảng 100 tên lửa vào lực lượng chống chính phủ trên chiến trường Syria. Các tên lửa này chủ yếu tấn công vào các cơ sở quân sự như kho đạn dược và sở chỉ huy, nhưng chúng không đóng vai trò quyết định đối với kết quả của cuộc chiến.

 

Các máy bay cất cánh trên hạm lại hoàn toàn khác, máy bay trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đã thực hiện 420 lượt bay (bao gồm 120 lượt vào ban đêm), tiêu diệt gần 400 mục tiêu, kết quả này vượt xa các tàu chiến, tàu ngầm khác. Tuy nhiên, do số lượng tàu sân bay Nga hạn chế, nên việc sử dụng máy bay cất cánh từ tàu sân bay cũng có hạn. Trên thực tế, khoảng 2/3 các chuyến bay của lực lượng hàng không Hải quân lại cất cánh từ các sân bay mặt đất.

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Nguồn: people.com.cn.

Tăng cường dự trữ chiến lược và nâng cao khả năng điều động lực lượng

Trước hết, cần phải duy trì khả năng phòng thủ mạnh mẽ tại các khu vực đã thu hồi. Quân đội tinh nhuệ của chính phủ Syria có nhiều hạn chế, thông thường, những đội quân mạnh nhất sẽ được điều ra tiền tuyến, do vậy khả năng chiến đấu của lực lượng đồn trú tại các khu dân cư hoặc khu vực chiếm đóng tương đối thấp và rất dễ để mất các cứ điểm này trong một trận chiến đơn giản.

Thứ hai, việc dự trữ thiết bị và đạn dược phải được duy trì đầy đủ, đây là hoạt động mang tính chiến lược. Trong thời kỳ đầu của cuộc chiến, do không đủ dự trữ thiết bị, Quân đội chính phủ Syria đã không thể bù đắp kịp thời tổn thất và rơi vào tình thế bị động, chỉ khi nhận được sự trợ giúp từ Quân đội Nga thì vấn đề này mới được giải quyết.

Cuối cùng là phải có được khả năng điều động lực lượng mạnh mẽ, đây cũng là một chỉ số quan trọng trong tiềm năng chiến tranh của một quốc gia. Trên chiến trường Syria, khi năng lực của Hải quân Nga không đủ, Moscow đã huy động nhiều tàu dân sự nhanh chóng vận chuyển trang thiết bị chiến đấu đến đây nhằm giải quyết các nhu cầu cấp thiết.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm