Quốc tế

GLONASS Nga phủ sóng toàn cầu bằng vệ tinh thế hệ mới

Hệ thống dẫn đường và định vị toàn cầu GLONASS của Nga sẽ được bổ sung tính hiệu quả băng việc phóng thêm các vệ tinh thế hệ mới thứ ba.

Tiêm kích F-16V được đắp thêm "hàng nóng" liệu có "cân" được Su-35 Nga? / Nga khẳng định sẽ tăng vận tốc các vũ khí siêu âm

Nguồn tin trong ngành tên lửa vũ trụ của Nga thông báo, vệ tinh dẫn đường thứ ba thuộc thế hệ mới GLONASS-K dự kiến sẽ được phóng từ sân bay vũ trụ Plesetsk vào tháng ba năm sau.

“Việc phóng vệ tinh GLONASS-K thứ ba dự kiến vào cuối tháng 3 năm 2020”, một nguồn tin nói với hãng thông tấn Nga Sputnik. Tuy nhiên, Roscosmos không bình luận gì về thông tin nói trên.

Trước đó có một nguồn tin khác trong ngành cho biết, Nga cũng có kế hoạch vào tháng hai phóng một vệ tinh dự bị thế hệ tiếp theo GLONASS-M từ sân bay vũ trụ Plesetsk, để thay thế vệ tinh cùng loại trên vũ trụ đã quá thời hạn phục vụ từ tháng mười một năm 2019.

Theo tài liệu của công ty “Ingosstrakh” công bố hồi tháng 11/2019, vào năm 2020, Nga sẽ bắt đầu nâng cấp nhóm GLONASS bằng vệ tinh mới.

Nga dự kiến bổ sung cho nhóm quỹ đạo của hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu “GLONASS” thêm 4 vệ tinh nữa trước năm 2021. Tài liệu cho biết, từ nay đến năm 2021, dự định sẽ đưa lên quỹ đạo 2 vệ tinh “GLONASS-M”, 1 “GLONASS-K” và 1 “GLONASS-K2”.

Cần lưu ý rằng, tất cả các bộ máy này sẽ được cùng một tên lửa đẩy “Soyuz-2.1b” với các khối tăng áp “Fregat” phóng lên từ sân bay vũ trụ Plesetsk. Sau năm 2021, Nga sẽ tiếp tục thay thế các vệ tinh thế hệ cũ đã hết hạn sử dụng bằng các vệ tinh thế heejh mới nhất.

Loại vệ tinh thế hệ mới GLONASS-K và GLONASS-K2 khác với thiết bị GLONASS-M thế hệ trước ở chỗ số lượng lớn tín hiệu dẫn đường phát ra nhiều hơn (GLONASS-M phát ra 5 tín hiệu, GLONASS-K và GLONASS-K2 phát ra 7 và 9 tín hiệu ương ứng mỗi loại), và thời gian phục vụ lâu hơn (7 năm đối với GLONASS-M, 10 năm đối với GLONASS-K và GLONASS-K2).

Trung tâm điều khiển hệ thống dẫn đường và định vị toàn cầu GLONASS của Nga
Trung tâm điều khiển hệ thống dẫn đường và định vị toàn cầu GLONASS của Nga

Vệ tinh GLONASS-K đầu tiên được phóng lên vũ trụ vào tháng 2 năm 2011 và hiện đang trong quá trình thử nghiệm bay. Thiết bị GLONASS-K thứ hai được phóng lên quỹ đạo vào tháng 12 năm 2014 và kể từ tháng 2 năm 2016 đã hoạt động đúng chức năng dự định của nó.

Giờ đây, nhóm vệ tinh dẫn đường toàn cầu GLONASS của Nga hoạt động trên quỹ đạo bao gồm 28 chiếc (26 vệ tinh GLONASS-M và hai vệ tinh GLONASS-K), trong đó có 22 thiết bị đang thực hiện nhiệm vụ chức năng, một chiếc đang trong quỹ đạo dự bị, một vệ tinh nữa ở giai đoạn bay thử nghiệm, ba chiếc đang được bảo trì, một chiếc chuẩn bị đưa vào hoạt động.

Để phủ sóng toàn cầu Trái đất bằng các tín hiệu định vị dẫn đường của hệ thống này, cần có ít nhất 24 vệ tinh hoạt động, còn để bao phủ khu vực hàng hải của Nga thì chỉ cần 18 vệ tinh là đủ. Như vậy, Nga vẫn cần đưa thêm ít nhất là 2 vệ tinh nữa cho đủ số 24, để khắc phục lỗ hổng trong hệ thống GLONASS.

Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu (GLONASS) là một trong hai hệ thống (cùng với GPS) đã hình thành đầy đủ trên thế giới. Trung Quốc và châu Âu hiện đang triển khai các hệ thống của họ, lần lượt là BeiDou (Bắc Đẩu) và Galileo.

 

GLONASS phát tín hiệu quân sự kín cho Lực lượng Vũ trang Nga - để định hướng cho nhân viên và thiết bị quân sự trên mặt đất, đồng thời nhằm mục đích điều chỉnh mục tiêu cho vũ khí chính xác và chiến lược cao.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm