Quốc tế

Góc khuất chương trình Lend-Lease: Cách dùng làm Mỹ kinh ngạc

Ý nghĩa của Lend-Lease trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít là rất quan trọng, nhưng không thể mang tính quyết định.

"Sát thủ diệt hạm" DF-21D: Trung Quốc đừng "khoe mẽ", Mỹ đã có cách khắc chế / Iran lên tiếng trừng phạt Mỹ cản trở nghiêm trọng đến cuộc chiến chống Covid-19

Goc khuat chuong trinh Lend-Lease: Cach dung lam My kinh ngac

Ảnh minh họa

Trong cuộc sống, tất cả mọi giá trị chỉ là tương đối. Nếu như hàng hóa được coi là có giá trị đối với người gửi thì không có nghĩa là nó có giá trị lớn lao đối với người nhận.

Đây sẽ là một cái nhìn rất khác về vai trò và tầm quan trọng của Lend-Lease trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Những tài liệu sau đây sẽ cung cấp những sự thật ít được biết đến về các sự kiện xảy ra vào thời điểm đó.

Việc ký Nghị định thư Ottawa cuối cùng (tháng 4/1945), trong đó quy định việc cung cấp hàng hóa cho Liên Xô, đã đi kèm với một số vụ bê bối.

Phía Mỹ bày tỏ sự băn khoăn trước cái cách mà phía Liên Xô sử dụng những “hàng hóa có giá trị” nhận được từ quân Đồng minh.

Người Mỹ, thông qua các kênh của họ, đã xác minh được rằng trong số 50 động cơ diezel tàu thủy được bàn giao theo cùng một đơn đặt hàng, chỉ có 3 chiếc được xác định là Liên Xô đã lắp cho các con tàu của mình. Số còn lại nằm chất đống, rỉ sét trong kho.

Hàng ngàn tấn thiết bị cung cấp cho các nhà máy lọc dầu và nhà máy sản xuất lốp xe vẫn trong tình trạng nguyên đai nguyên kiện.

Các đại diện của Hoa Kỳ yêu cầu từ nay trở đi phải kiểm tra kỹ lưỡng hơn các đơn đặt hàng mới cho thiết bị công nghệ cao. Tất cả các đơn đặt hàng phải kèm theo xác nhận bằng văn bản về tình trạng cụ thể của ngành nào trong nền công nghiệp Liên Xô.

Nhưng thói quan liêu không có gì là mới lạ đối với Liên Xô. Đại diện của Liên Xô không khó khăn gì trong việc cung cấp báo cáo và biểu mẫu cần thiết, và báo cáo về các bước thực hiện.

Kết quả là, trong những năm chiến tranh, Liên Xô đã "chứng minh" được sự cần thiết phải có 7784 chiếc động cơ tàu thủy!

Ngành công nghiệp đóng tàu của Liên Xô đã bị đình trệ trong những năm chiến tranh. Số lượng tàu chiến được chế tạo (hoàn thành nốt những con tàu đóng từ trước chiến tranh) của các lớp chính chỉ có 70 chiếc. Và số lượng tàu và thuyền được đóng ước tính chỉ khoảng vài trăm.

Tại sao lại đặt hàng đến hơn 7000 động cơ? Những động cơ Diesel và các loại động cơ mà chính người Mỹ cũng đang cần để trang bị cho tàu đổ bộ và tàu tự hành đổ bộ từ biển của họ.

Trong các bản danh mục hàng hóa được cung cấp có những con số đáng kinh ngạc. Hàng trăm ngàn tấn chất nổ. Hàng triệu tấn hóa chất. 800 nghìn tấn kim loại màu. 1,6 triệu km cáp điện báo … Quả là một khối lượng lớn hàng hóa cần trợ giúp!

Mọi chuyện diễn ra cứ như thể Liên Xô là một đất nước chưa từng sản xuất ra bất cứ thứ gì trước đây, và trong những năm trước chiến tranh, nó không có quân đội mạnh nhất và được trang bị kỹ thuật tốt nhất thế giới.

Khối lượng chính của các đợt giao hàng này lại không rơi vào giai đoạn khó khăn nhất là 1941-1942, khi mối đe dọa thiếu hụt thực sự có thể xảy ra do các doanh nghiệp ở các khu vực phía tây của đất nước giảm sút năng lực .

Các đợt giao hàng Lend-Lease chính lại là thời kỳ năm 1944-1945, khi ngành công nghiệp ở những nơi sơ tán đang ở đỉnh cao, và các công nhân ở hậu phương của Liên Xô đã lập nên những kỳ tích trong lao động.

Làm thế nào mà quân đội Liên Xô có thể chiến đấu mà không có chất nổ và nhôm viện trợ khi bắt đầu chiến tranh mà vẫn có thể bẻ gãy quân đội Đức ở Stalingrad?

Và Liên Xô cần đến rất nhiều những thiết bị quân sự vào thời kỳ cuối chiến tranh để làm gì?

Những câu hỏi này cần được làm rõ. Nhưng có ai đó tự hỏi: liệu sự hỗ trợ này có được sử dụng trực tiếp cho cuộc chiến tranh với Đức?

Phái đoàn Mỹ đến Arkhangelsk đã rất ngạc nhiên khi thấy nhôm của chương trình viện trợ được sử dụng "làm sàn cho các bãi neo đậu tàu thuyền và làm nhà kho".

Tổng cộng, có 300 nghìn tấn kim loại này đã được chuyển từ nước ngoài về, dùng để chế tạo máy bay, rất cần thiết cho ngành công nghiệp hàng không! Và cũng có một lượng nhôm như thế được sản xuất tại Liên Xô.

Song, các nhà máy chế tạo máy bay của Liên Xô đều sản xuất máy bay với tấm ốp bằng gỗ, và tiếp tục sản xuất theo quy trình đó cho đến khi kết thúc chiến tranh.

Một điều khá rõ ràng là ngành công nghiệp hàng không trong nước của Liên Xô không đủ sức để xử lý và sử dụng khối lượng kim loại nhẹ như vậy được.

Ví dụ, La-7 là loại máy bay tân tiến nhất thời bấy giờ: Khung thân máy bay được làm bằng gỗ thông, thân và cánh máy bay được ốp bằng gỗ dán chế từ cây bạch dương.

Theo các nguồn tin thì việc đối xử như vậy với các vật liệu có giá trị được đổ thừa cho sự lộn xộn của thời chiến và thái độ cẩu thả của phía Liên Xô.

Đối với một đất nước có nền kinh tế thời chiến được lên kế hoạch chặt chẽ, chỉ trong thời gian ngắn đã tiến hành một chiến dịch có một không hai là sơ tán hàng ngàn nhà máy, xí nghiệp về hậu phương và triển khai các doanh nghiệp đó ở nơi mới dưới trạng thái ban đầu.

Trong những điều kiện như vậy, liệu người ta có thể quên đi chuyện về nhà máy lọc dầu hoặc hàng núi nhôm để vương vãi trên các lối đi hay không?

Hay là Liên Xô còn đồng thời giải quyết một nhiệm vụ khác mà chưa ai biết ...

Goc khuat chuong trinh Lend-Lease: Cach dung lam My kinh ngac

Càng nhiều nhôm chất trên bến tàu của Liên Xô, Mỹ sẽ càng càng sản xuất ít “Mustang” và “Krepostihơn!

Điều tương tự xảy ra với hàng ngàn động cơ diesel và các loại mô-tơ khác dành cho "các tàu ngư lôi được chế tạo tại Liên Xô". Càng nhiều động cơ rỉ sét chất đống ở Liên Xô, sẽ càng có ít phương tiện đổ bộ như LCM, LCU được Hoa Kỳ sản xuất cho Hải quân của mình.

Liệu đây có phải là sự nhìn xa trông rộng! Lãnh đạo cao nhất của Liên Xô đã không có chút nghi ngờ rằng mối quan hệ với Đồng minh sẽ phát triển theo hướng tồi tệ như thế nào sau chiến thắng phát xít Đức.

Mối đe dọa này càng trở nên rõ ràng hơn sau cái chết của F. Roosevelt vào ngày 12/4/1945.

Như đã chỉ ra ở trên, phần lớn Lend-Lease đến vào thời điểm kết thúc cuộc chiến đã trở nên rõ ràng. Một tỷ lệ đáng kể các thiết bị và vật liệu được cung cấp không kịp để sử dụng trong cuộc chiến chống phát xít Đức.

 

Những nhà ngoại giao thiên tài của Liên Xô đã làm mọi thứ có thể vì lợi ích của đất nước. Trong điều kiện mối quan hệ giữa 2 bên xấu đi nhanh chóng, họ vẫn tiếp tục khai thác thêm các đơn hàng cần thiết trong các điều kiện thuận lợi nhất.

Họ đã cố gắng giảm, càng nhiều càng tốt, việc cung cấp các thiết bị quân sự vốn đã trở nên không cần thiết, dần dần chuyển trọng tâm sang các thiết bị dân sự. Tất cả điều này được thúc đẩy bởi sự cần thiết để Liên Xô tham gia cuộc chiến tranh với Nhật Bản và để tiếp tục các hoạt động quân sự trong 18 tháng tiếp theo.

Vào mùa xuân năm 45, các đối tác nước ngoài của Liên Xô cũng đã dần bắt đầu sáng mắt ra. Mỹ đã thẳng thừng từ chối cung cấp các thiết bị công nghệ cho hoạt động lâu dài trong nền kinh tế quốc gia theo Chương trình Lend-Lease.

Các dây chuyền sản xuất thực phẩm, các thiết bị năng lượng, luyện kim, thổi thủy tinh và hóa chất kể từ tháng 4/1945 chỉ được cung cấp bằng tín dụng, bằng vàng ròng.

Không phải tất cả các hàng hóa có giá trị đều bị “lãng quên”, hay đượctái chế” với mục đích ngăn chặn Hoa Kỳ sử dụng chúng vì lợi ích của lực lượng vũ trang và nền kinh tế của họ.

 

Một số loại hàng hóa có giá trị đặc biệt đã được giữ gìn cẩn thận để có thể sử dụng trong trường hợp phải đối phó với các đồng minh cũ trong cuộc chiến sắp tới.

Có một sự việc khá nổi tiếng: không có một chiếc nào trong số 2397 máy bay chiến đấu “Kingcobra” được tiếp tế, cũng như, không có chiếc nào trong số 1200 máy bay “Spitfires” phiên bản sửa đổi IX mới nhất, được đưa đến Mặt trận phía đông.

Những chiếc “Spitfires” hoạt động ở tầm cao được biên chế vào hệ thống phòng không Moscow (vào năm 1944, Moscow đã nằm sâu ở hậu phương), còn những chiếc “Kingcobra” mạnh nhất ban đầu được cung cấp với điều kiện không được sử dụng ở Mặt trận phía đông, chỉ để tham gia cuộc chiến với Nhật Bản.

Goc khuat chuong trinh Lend-Lease: Cach dung lam My kinh ngac

Nhưng phía Liên Xô đã có những cân nhắc khác về vấn đề này. Các máy bay chiến đấu này sẽ không được sử dụng để chống lại Không quân Đức hoặc sử dụng ở Viễn Đông. Chúng được giữ lại cho một ngày đặc biệt.

Nhờ được trang bị vũ khí mạnh và với các đặc tính hoạt động ở tầm cao, Bell P-63 “Kingcobra” vào thời điểm đó là loại máy bay duy nhất trong Không quân Liên Xô có thể đánh chặn B-29.

 

Giả thiết được trình bày về khía cạnh bí mật của việc cung cấp Lend-Lease cho Liên Xô cần phải được bổ sung bằng thực tế.

Nhưng những điểm được liệt kê đã đủ để đưa ra kết luận rõ ràng. Sự đánh giá ý nghĩa của Lend-Lease qua việc thống kê dựa trên cơ sở tỷ lệ khối lượng hàng hóa được giao cho ngành sản xuất của Liên Xô dưới dạng này hay dạng khác, là không chính xác.

Một phần đáng kể của thiết bị, vật liệu và quân trang quân dụng được chở đến Liên Xô đã không được sử dụng đúng mục đích của nó trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Cùng lắm, những vật tư này cũng chỉ được sử dụng trong việc khôi phục Liên Xô trong thời kỳ hậu chiến.

Trong một số trường hợp hàng hóa được giao đã bị “lãng quên trong kho” hoặc được sử dụng theo một cách không bình thường, đã gây nên sự hoài nghi về sự hữu ích thực sự của chúng đối với Quân đội và nền kinh tế Liên Xô.

Cuối cùng, các nguồn đề cập đến tính thương mại trong Chương trình viện trợ Lend-Lease. Đây không phải là nói về “thị trường chợ đen” trong nước, mặc dù vấn đề này đã nảy sinh ngay từ ngày đầu tiên của chương trình.

 

Người Mỹ đặc biệt phẫn nộ khi thấy Liên Xô bí mật bán lại những vật liệu và thiết bị được phía Mỹ cung cấp cho các nước thứ ba trên thế giới.

Đây quả là một chủ đề thú vị! Đây là những vấn để về sự sống còn của Liên Xô và của các quốc gia, về những con người sinh sống ở đó, trong những điều kiện khắc nghiệt nhất của cuộc đấu tranh cho vị trí của họ trên thế giới.

Liên Xô không thể không nói lời cảm ơn đến những người Mỹ đã đồng ý cung cấp hỗ trợ có giá trị dựa vào các điều kiện có thể chấp nhận được cho phía Liên Xô.

Ý nghĩa của Lend-Lease trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít là rất quan trọng, nhưng không thể mang tính quyết định.

Và đây không thể là cái cớ cho bất kỳ sự lợi dụng nào về sự đóng góp của quân Đồng minh vào Chiến thắng của Liên Xô.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm