Chuyên gia thừa nhận hệ thống GMD không thể bảo vệ Mỹ
"Sát thủ diệt hạm" DF-21D: Trung Quốc đừng "khoe mẽ", Mỹ đã có cách khắc chế / Iran lên tiếng trừng phạt Mỹ cản trở nghiêm trọng đến cuộc chiến chống Covid-19
Nhận định trên được chuyên gia Lauren Thompson của tạp chí Forbes (Mỹ) đưa ra khi nói về thực trạng hiện tại của hệ thống GMD trong nhiệm vụ bảo vệ nước Mỹ trước mối nguy hiểm từ tên lửa đạn đạo bên ngoài.
Hệ thống GMD chính thức hoạt động từ năm 2017 bất chấp nhiều chỉ trích về tính hiệu quả không cao và số lượng quá ít bởi Lầu Năm Góc đã dùng ngân sách dành cho quốc phòng không thực sự hợp lý.
Đạn tên lửa đánh chặn của GMD trong hầm phóng. |
Ông Lauren Thompson cho rằng, đáng lẽ ra Mỹ nên dùng số tiền khoảng 1.000 tỷ USD trong cuộc chiến tại Afghanistan để đầu tư phát triển hệ thống phòng thủ đủ mạnh và đảm bảo số lượng mang lại an toàn cho nước Mỹ.
Hiện nay, toàn bộ hệ thống GMD của Mỹ chỉ sở hữu 44 hệ thống tên lửa đánh chặn. Cùng với số lượng quá ít đạn tên lửa, GMD cũng bộc lộ một loạt các điểm yếu, bao gồm lỗi các động cơ đẩy chuyển hướng (các động cơ được sử dụng để lái tên lửa vào một đường bay chính xác) và lỗi sơ đẳng từ các mối hàn.
Thông tin này cũng đã được Uỷ ban chịu trách nhiệm giải trình của chính phủ Mỹ (GAO) đưa ra trong một báo cáo hồi đầu năm 2020. Hệ thống GMD bao gồm radar và các tên lửa đánh chặn trên mặt đất có thể được bắn ra từ các hầm dưới lòng đất bố trí ở Fort Greely, Alasks và căn cứ không quân Vandenberg, California.
Bất chấp nhiều cuộc thử nghiệm thất bại, hệ thống phòng thủ này vẫn được đưa vào trang bị. Báo cáo cho thấy, tất cả những hệ thống đánh chặn hiện đã triển khai đã xuất hiện lỗi động cơ.
"Mặc dù các vấn đề về hiệu năng đã được biết đến song 8 hệ thống đánh chặn bổ sung mới được triển khai cũng có các thành phần bị lỗi tương tự.
Bên cạnh vấn đề về động cơ, ít nhất 10 hệ thống đánh chặn gặp các lỗi về mối hàn, do việc sử dụng các ứng dụng hàn không phù hợp của một nhà cung cấp trong quá trình lắp ráp mà sau này có thể gây ra sự ăn mòn các mối hàn.
Các mối hàn không ổn định có thể gây ra các ảnh hưởng cho việc cấp nguồn cho thiết bị và các giao diện dữ liệu với IMU của các phương tiện chiến đấu", GAO cho biết.
Bất chấp thực tế này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định chấp nhận các thành phần lỗi trong một nỗ lực để làm giảm sự chậm trễ triển khai các hệ thống đánh chặn, một quyết định đã làm tăng các nguy cơ giảm độ hoạt động tin cậy của GMD.
Chương trình GMD đã được công bố lần đầu tiên bởi Tổng thống Bush vào năm 2002 và được thiết kế để chống lại một cuộc tấn công hạt nhân phát động bởi một quốc gia với một kho hạt nhân giới hạn như Triều Tiên hoặc Iran...
Chi phí đã lên tới hàng chục triệu USD cho tới nay, chương trình đã vội vã thông qua quá trình thử nghiệm và đưa vào hoạt động.
Trong một nửa các thử nghiệm đã được thực hiện cho đến khi được đưa vào trang bị, các hệ thống đánh chặn GMD cho kết quả đáng lo ngại khi thất bại nhiều hơn thành công.
Vì vậy, chuyên gia Lauren Thompson nhận định, không lấy gì làm đảm bảo hệ thống này có thể ngăn được tên lửa đạn đạo tấn công từ đối thủ trong trường hợp xảy ra xung đột bởi thực tế chiến đấu có nhiều diễn biến khác xa với thử nghiệm mà GMD đã thực hiện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo