Quốc tế

Hai phiên bản siêu đặc biệt của "Hố đen đại dương" Kilo nổi tiếng

DNVN - Các tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo của Nga bao gồm hai biến thể Dự án 877 và Dự án 636 được mệnh danh là những sát thủ nguy hiểm hàng đầu dưới đáy biển sâu.

Mỹ có thể điều 120.000 quân tới Trung Đông đối phó Iran / Mỹ dùng tên lửa phòng không bắn cháy tàu chiến Iran định phong tỏa eo biển Hormuz

Ưu thế của tàu ngầm Kilo nằm ở khả năng hoạt động cực kỳ tĩnh lặng, độ tin cậy trong vận hành rất cao và được trang bị dàn vũ khí chống tàu mặt nước, chống ngầm và thậm chỉ cả tấn công mặt đất cực kỳ uy lực.
Tuy nhiên ít người biết rằng ngoài các phiên bản thông dụng được sản xuất với số lượng lớn như Dự án 877 và Dự án 636 thì Hải quân Nga còn được trang bị hai biến thể đặc biệt của chiếc Kilo với số lượng chỉ một tàu duy nhất cho mỗi phân lớp.

Tàu ngầm Kilo 877V Alrosa với hệ thống đẩy phản lực nước thay vì chân vịt

Tàu ngầm Kilo 877V Alrosa với hệ thống đẩy phản lực nước thay vì chân vịt

Trong Hạm đội Biển Đen của Nga có một tàu ngầm Kilo Dự án 877V mang tên gọi Alrosa có thiết kế rất độc đáo, đó là nó sử dụng hệ thống đẩy dựa vào phản lực dòng nước (hay còn được gọi bằng thuật ngữ pump-jet) thay vì trang bị chân vịt như truyền thống.

So với chân vịt truyền thống thì ưu điểm lớn nhất của pump-jet đó là độ ồn khi hoạt động cực thấp, do sức cản nhỏ cho nên ước tính khi chạy ở tốc độ tối đa thì Kilo 877V vẫn yên tĩnh hơn Kilo 636 chạy ở vận tốc tối thiểu.

Bên cạnh đó cơ chế này còn giúp tàu ngầm di chuyển tốt hơn ở vùng nước nông, nâng cao khả năng vận động bằng cách thêm vào một ống đạo lưu quay được để tạo ra lực đẩy chéo. Đạt được tốc độ cao hơn trước khi hiện tượng xâm thực hình thành do tăng áp suất nội động lực...

 

Tuy nhiên cơ cấu trên lại khá phức tạp, chi phí chế tạo cao, hiệu suất kém hơn chân vịt khi chạy ở tốc độ thấp, hay bị kẹt do dễ hút phải rác, rong biển hay mảnh vụn... Theo nhận xét, động cơ phản lực nước tối ưu hơn khi lắp đặt cho tàu ngầm hạt nhân chứ không phải loại diesel-điện.

Chính vì lý do trên mà Hải quân Nga chỉ sản xuất duy nhất một chiếc để thử nghiệm và nó đã sớm bị loại biên do vận hành quá phức tạp cũng như tốn kém chi phí bảo dưỡng.

Tàu ngầm hạt nhân Sarov - Dự án 20120 của Hải quân Nga

Tàu ngầm hạt nhân Sarov - Dự án 20120 của Hải quân Nga

Ngoài chiếc Alrosa, Hải quân Nga còn có một phiên bản Kilo đặc biệt hơn khi được trang bị một lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ, con tàu này mang tên Sarov thuộc Dự án 20120.

 

Lò phản ứng hạt nhân được thiết kế để đóng vai trò sạc pin thay cho động cơ diesel, thực chất đây chính là một hệ thống đẩy độc lập không phụ thuộc vào không khí (AIP). Nhờ vậy Sarov có thể hoạt động liên tục 20 ngày dưới đáy biển trong trạng thái hoàn toàn yên lặng, giúp nó không bị phát hiện bởi các phương tiện trinh sát của đối phương.

Kích thước cơ bản của tàu ngầm Sarov hầu như không có khác biệt mấy khi đặt cạnh Kilo 636. Tuy nhiên để tối ưu hóa cho vai trò trinh sát, thu thập tin tức tình báo mà tàu chỉ được vũ trang bằng 2 ống phóng ngư lôi hạng nặng cỡ 650 mm, có thể triển khai tên lửa hành trình chống hạm Oniks hoặc Kalibr.

Chiếc Sarov chính là nền tảng được Hải quân Nga sử dụng để bắn thử nghiệm ngư lôi hạt nhân Poseidon trước khi tàu ngầm chiến lược cỡ lớn Belgorod - Dự án 09852 chính thức phục vụ trong hạm đội.

Vũ khí - khí tài

Phong Vũ (Tham khảo Wikipedia)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm